Wednesday, February 8, 2012

Thịt ngỗng bổ thận tráng dương

Theo Đông y thịt ngỗng vị ngọt, tính bình, đi vào phế kinh và thận kinh, có công hiệu tư âm bổ thận, ích khí hòa vị, sinh tân chỉ khát, có thể dùng để điều trị các chứng bệnh trung khí bất túc, người gầy yếu, mệt mỏi rã rời, kinh nguyệt không điều hòa, liệt dương, xuất tinh sớm.

Thịt ngỗng trắng hầm với đông trùng hạ thảo: bổ thận cố tinh, liệt dương, xuất tinh sớm: ngỗng trắng 1 con, đông trùng hạ thảo 10g, các gia vị hành, gừng, muối, rượu, mỗi thứ lượng vừa đủ. Ngỗng mổ thịt, moi bỏ nội tạng, chỉ lấy thịt dùng vào món ăn này, rửa sạch, nhúng qua vào nước sôi, để ráo nước, chặt thịt miếng vừa ăn, rửa sạch đông trùng hạ thảo để chuẩn bị dùng. Cho thịt ngỗng vào nồi sành, đồng thời cho các gia vị trên vào, cùng với chút nước, nấu to lửa cho sôi xong để nhỏ lửa nấu tiếp 3 giờ. Ănn cả nước lẫn cái với các loại rau ghém.



Thịt ngỗng hầm.
Thịt ngỗng trắng ninh với câu khởi tử và quả dâu: tư âm giáng hỏa, dưỡng huyết bổ huyết, làm chắc thận, bồi bổ tinh tủy: ngỗng trắng 1 con, cẩu khởi tử 50g, quả dâu 50g, các gia vị gừng, hành, muối gia vị, rượu, mỗi thứ lượng vừa đủ. Làm thịt ngỗng, moi bỏ nội tạng, rửa thật sạch, rửa sạch cẩu khởi tử và quả dâu, chặt thịt ra thành miếng vuông khoảng 3cm, cho vào nồi sành cùng với các gia vị. Đem ninh nhừ thịt là được. Ăn với rau ghém.


Thịt ngỗng trắng nấu với khoai môn: xuất tinh sớm, liệt dương, công năng tình dục giảm thấp, chứng vô sinh: ngỗng trắng 1 con, khoai môn 500g, hành 3 củ, ớt đỏ 1 quả. Các gia vị chao đậu, sữa, bột gừng, bột tỏi, đường, rượu, xì dầu, bột sống, dầu vừng, mẫu lệ khô (vỏ con hàu khô), dầu trà, bột hạt tiêu, mỗi thứ lượng vừa đủ. Làm thịt ngỗng, moi ruột, rửa thật sạch, láng muối đều trong bụng ngỗng, sau khi trộn đều cho đậu, sữa, bột gừng, đường, rượu, xì dầu rồi nhét trong bụng ngỗng, đem khâu lại, cho vào trong bát. Đem cạo sạch và rửa khoai môn, thái ra, đem rán, khi chín cho vào trong bát thịt ngỗng, bỏ bát thịt đó vào hấp trong khoảng 90 phút. Trước hết lấy khoai môn ra, để thịt ngỗng lại hấp tiếp 30 phút nữa, láng đều xì dầu lên thịt, cho 1 thìa dầu trà vào, đổ nước hấp lấy khoảng 2 cốc. Sau khi đun sôi, đổ tiếp mẫu lệ khô, xì dầu, bột sống, bột gừng, bột hồ tiêu vào khuấy trộn đều. Khi ăn lấy lượng thịt ngỗng và khoai môn vừa phải cho vào nấu trong nồi với chút nước, khi sôi cho nước sốt vào nấu sôi là được.

Cháo thịt ngỗng phục linh: liệt dương, xuất tinh sớm, kinh nguyệt không điều hòa, lãnh đạm tình dục: thịt ngỗng quay 100g, phục linh 20g, nấm hương đã ngâm nở 25g, chân giò hun khói đã chín 15g, nước luộc thịt ngỗng 1.000g, gạo nếp 100g. Các gia vị gừng sống, bột hành, rượu, muối gia vị, dầu vừng, bột hồ tiêu, mỗi thứ lượng vừa đủ: thịt ngỗng thái nhỏ, phục linh nghiền thành bột, nấm hương thái nhỏ, thịt chân giò hun khói cũng thái nhỏ. Gạo nếp đem vo sạch để ráo nước, cho vào trong nồi sành, đổ nước luộc thịt ngỗng vào khi cháo chín cho thịt ngỗng, nấm hương, chân giò hun khói và các gia vị trên vào nấu thành cháo, lại tưới dầu vừng vào, rắc bột hạt tiêu lên là được, mỗi lần ăn 1 bát, chia ra mấy lần ăn hết trong ngày.

Ngỗng chữa suy nhược cơ thể


0

Ngỗng còn gọi là nga nhục, là loại thủy cầm được nuôi rất nhiều ở nước ta. Từ thịt ngỗng chế biến nhiều món ăn ngon như ngỗng quay, ngỗng tẩm bột, ngỗng xào lăn, ngỗng nướng, ngỗng hấp... mỗi món có hương vị riêng và hấp dẫn. Thành phần dinh dưỡng: có protein, lipid, các hợp chất carbon, nguyên tố Ca, P, Fe, vitamin C. Các bộ phận của ngỗng như thịt ngỗng, mật, trứng, lông, tiết ngỗng đều được dùng làm thuốc trong Đông y.
Theo Đông y, thịt ngỗng kiện tỳ hoà vị bổ hư, chỉ khát. Dùng cho các trường hợp gầy còm, mỏi mệt, suy nhược cơ thể, tiểu đường. Mật ngỗng thanh nhiệt giải độc; trứng ngỗng bổ trung ích khí; lông và màng da chữa bệnh ngoài da, vỏ trứng trị mụn nhọt…


Thịt ngỗng hầm hoàng kỳ, đẳng sâm tốt cho người tỳ vị hư nhược, kém ăn, mệt mỏi.
Các bài thuốc có dùng ngỗng

- Trị ung nhọt: lông ngỗng sao cháy 40g, phèn chua 80g. Nghiền nhỏ, dùng nước cơm làm thành viên. Mỗi lần 8g, uống với nước có cồn (rượu loãng). Hoặc lông ngỗng sao tồn tính 40g, hùng hoàng 12g, xuyên ô 6g, thảo ô 6g, sáp ong vừa đủ. Nghiền trộn lông ngỗng, hùng hoàng, xuyên ô, thảo ô thành bột mịn; trộn với sáp ong nóng chảy để làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, uống với rượu.
- Trị phong độc ngứa lở: khổ sâm 600g, lông ngỗng 320g. Lông ngỗng sao tồn tính, trộn với khổ sâm khô, tán nhỏ. Dùng nước cơm làm hồ, viên bằng hạt ngô (3g). Lấy chu sa làm áo. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 - 10g, uống với rượu loãng. Chữa phong ngứa nổi khắp mình, nổi đỏ, gãi ngứa khác thường, chân tay đau nhức, da dẻ nứt nẻ.
- Giảm đau do bị va đập: ống lông ngỗng có máu 7 cái, giun đất 7 con, nhũ hương 5g. Lông ngỗng sao cháy tồn tính, giun đất sao hoặc nướng giòn cùng với nhũ hương nghiền thành bột mịn, thêm ít sáp ong làm viên. Ngày uống 2 lần (sáng, tối); mỗi lần uống 4g với rượu loãng.
- Trị hạch ở cổ (loa lịch): Lấy tất cả lông, màng da chân và miệng, để lên miếng ngói đang nung đỏ cho cháy. Lấy than nghiền nhỏ chia làm 10 phần, mỗi phần uống trong ngày, uống sau bữa ăn.
Một số món ăn - bài thuốc có ngỗng:
- Nước ép thịt ngỗng: Thịt ngỗng cả con, làm sạch bỏ ruột, hầm nấu ép lấy nước. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.
- Ngỗng hầm bổ khí: ngỗng 1 con, hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 30g, sơn dược 30g. Ngỗng làm sạch bỏ ruột; cùng nấu dược liệu, thêm gia vị cho phù hợp. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, ăn kém, mệt mỏi.
- Ngỗng hầm song bổ thang: thịt ngỗng 1 con, thịt lợn nạc 200g, sơn dược 20g, sa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Cho vào nồi, thêm nước và gia vị vừa ăn, đun nhỏ lửa hầm nhừ. Bổ khí, bổ âm, dùng trong trường hợp miệng họng khô, khát nước, mệt mỏi, thở gấp, ho suyễn, ăn kém, tiểu đường...
Kiêng kỵ: Người đang có thấp nhiệt (viêm nhiễm khuẩn cấp tính) không dùng.
TS. Nguyễn Đức Quang
Bs. Phó Đức Thuần




No comments:

Post a Comment