Wednesday, February 15, 2012

Râu ngô, thuốc của người nghèo


Cứ vào tầm buổi chiều, ngoài ngõ lại xuất hiện tiếng rao nhẹ nhàng của cô bé bán ngô (bắp) luộc . Ngày nay ngô chủ yếu được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi. Chỉ loại ngô nếp non được người bán hàng rong chọn mua về để luộc bán làm quà vặt ăn chơi. Người bán ngô luộc thường đi bán rong vào nữa đầu buổi chiều, khi mà nhiều người có cảm giác thích thú được ăn một thứ gì đó nhẹ nhàng không phải chuẩn bị nhiều. Lúc đó mà gặp cô bé bán ngô luộc thì thật là hợp cảnh. Chỉ cần 1 nghìn đồng là đã được 2-3 bắp ngô nóng hổi mới vớt trong nồi ra. Mua ngô luộc còn có cái thú được người bán hàng cho thêm một bát nước luộc ngô, uống vào vừa ngọt vừa mát. Nhưng nhiều người còn chưa biết bát ngô luộc đấy chính lại là vị thuốc của người nghèo.
Trong râu ngô có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo , vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.
Tác dụng dược lý của râu ngô là tác dụng hỗn hợp của các chất kể trên :
- Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.
- Uống nuớc râu ngô còn làm hạ đường huyết , tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.
- Dùng râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật .
- Nước luộc rau ngô có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh về thận .
- Nước luộc rau ngô có tác dụng trong các trường hợp bị phù có quan hệđến bệnh tim.
- Thường xuyên dùng nước luộc râu ngô lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.
- Nuớc hãm râu ngô có tác dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung, nhất là tạngngười dễ chảy máu.
* Ðối với trường hợp đã bị bệnh sỏi thận hoặc tiết niệu thì có thể làm thuốc điều trị từ râu ngô như sau :
+ Cho 10 gam râu ngô vào 200 ml nuớc sôi, đun cách thủy 30 phút lấy nước hãm.
+ Nếu làm nuớc sắc râu ngô thì lấy 10 gam râu ngô cho vào 300 ml nước rồi đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút .
Nước hãm , nước sắc râu ngô dùng mỗi lần từ 20 - 60 ml trước các bữa ăn 3 - 4 giờ.
Có thể nói râu ngô chính là một loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống oxy hoá tốt hơn bất cứ một loại thuốc bổ nào. Nhiều ngườithuờng đi mua những loại thuốc phối hợp các loại vitamin chống oxy hoá khá đắt tiền để làm thuốc bổ nâng cao thể trạng, tăng cuờng sinh lực, chống lão hoá. Nhưng có một loại thuốc tự nhiên bao gồm nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp kéo dài tuổi thanh xuân, không độc hại mà lại rẻ tiền . Ðó chính là râu ngô.
Người trồng ngô đôi khi dùng ngô làm thức ăn hàng ngày, vì thế mà họ tránh được bệnh nan y vì rau ngô là một thứ họ thường hàng ngày khi uống nước luộc ngô. Nhờ tác dụng dược lý của râu ngô nói trên ở một số nước, người ta đã sấy râu ngô rồiép thành viên hoặc nấu cao lỏng râu ngô. Các sản phẩm này được dùng làm thuốc lợi mật trong các bệnh viêm túi mật, viêm gan, viêm tiểu kết tràng và các bệnh về mật và đường ruột khác.
Trong thực tế , ở nông thôn , vào vụ thu hoạch ngô có rất nhiều râu ngô bị bỏ đi. Việc sử dụng nước luộc ngô cũng tận dụng được một ít râu ngô có trong các bắp ngô luộc. Nhiều người thường thu mua râu ngô, phơi khô để dùng dần. Cách đơn giản là làm nuớc sắc hay nước hãm râu ngô như đã giới thiệu ở trên.
Râu ngô là vị thuốc quý . Bà con ta ở những nơi có trồng ngô nên tận dụng để làm thuốc, vừa tốt vừa rẻ tiền. Có người bán cả xe thồ bắp ngô mới mua được một hộp thuốc multivitamin trong hiệu thuốc về cho con ốm. Nhưng chính xe thồ bắp ngô đó còn có hiệu quả hơn nhiều so với lọ thuốc đắt tiền vừa mua được.
(Theo DS QUỐC ANH - Báo Thuốc & Sức Khỏe)
Bệnh suy nhược cơ thể là trạng thái mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả, chứng hư lao, do lao động nặng trong thời gian dài, ăn uống kém chất dinh dưỡng, do mắc bệnh cấp tính nặng nay đang bình phục, phụ nữ sau sinh nở và thời kỳ nuôi con. Một nguyên nhân nữa là do bẩm sinh. Cơ thể suy yếu từ trong bào thai, quá trình phát triển cơ thể chậm chạp. Dù bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến cơ thể suy nhược đều chung một điểm là có sự giảm sút về tinh thần, khí huyết, tân dịch, làm mất sự điều hòa công năng của các tạng phủ. Xin giới thiệu những bài thuốc nam và món ăn chữa bệnh hiệu quả.

râu ngô - tinsuckhoe.comBài 1:Chữa suy nhược cơ thể sau viêm đại tràng, loét dạ dày – tá tràng, rối loạn tiêu hóa kéo dài. Bài thuốc gồm: bố chính sâm 16 g, bạch truật 12 g, củ mài 12 g, biển đậu 12 g, ý dĩ 12 g, vỏ quýt 6 g, hạt sen 12 g, hạt cau 10 g, nam mộc hương 6 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.
Bài2: Chữa suy nhược cơ thể sau viêm phế quản mạn, lao phổi. Cần thục địa 12 g, mạch môn 12 g, thiên môn 12 g, vỏ rễ dâu 12 g, củ mài 16 g, quy bản 10 g, mạch nha 10 g, vỏ quýt 6 g, bán hạ chế 8 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.
Bài 3:Trị suy nhược cơ thể ở người già. Dùng thục địa 12 g, hà thủ ô 12 g, củ mài 12 g, củ súng 12 g, nam đỗ trọng 20 g, ba kích 12 g, cao quy bản 10 g, cao ban long 10 g, phụ tử chế 8 g, nhục quế 4 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần. Riêng cao ban long và cao quy bản, sau khi sắc thuốc chắt ra mới cho vào, hoặc tán bột, làm viên hoàn, uống ngày 20-30 g với nước sôi nguội hoặc nước muối loãng.
Bài 4:Dùng cho phụ nữ sau sinh, thiếu máu hoặc người mắc một số bệnh về máu gây thiếu máu. Bài thuốc gồm: quả dâu chín 16 g, hà thủ ô 12 g, long nhãn 12 g, hạt sen 12 g, đỗ đen sao 12 g, lá vông 12 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.
Bài 5: Chữa suy nhược cơ thể sau một số bệnh truyền nhiễm gây sốt cao, viêm khớp dạng thấp, tăng huyết áp. Cần rau thai nhi 1 cái, đảng sâm (hoặc bố chính sâm) 16 g, thục địa 16 g, đỗ trọng 12 g, ngưu tất 16 g, hoàng bá 8 g, thiên môn 12 g, mạch môn 12 g, bạch linh 12 g, quy bản 12 g. Tán bột, nhào với mật làm viên, uống 20g mỗi ngày, chia làm 2 lần.
Các món ăn chữa suy nhược cơ thể:
Bài 1:Chữa suy nhược do tăng huyết áp. Cần râu ngô hoặc bắp ngô non 30 g, móng giò 1 cái, gừng 5 g, hành và gia vị vừa đủ. Tất cả ninh nhừ. Cách ngày ăn 1 lần, ăn trong 3 tuần liền.
Bài 2: Chữa suy nhược cơ thể ở người gầy yếu và phụ nữ sau sinh. Dùng gà trống non (7-8 lạng): 1 con, quy thân 10 g, đảng sâm 15 g, thục địa 15 g, kỷ tử 10 g, hạt sen 20 g, ngải cứu 20 g, gừng, hành, gia vị vừa đủ. Tất cả hầm nhừ, 1 tuần ăn 2 lần, ăn trong 4 tuần liền.
Bài 3: Chữa viêm suy nhược do phế quản mạn, hen phế quản. Cần chim cút 1 con, cát cánh 15 g, mạch môn 12 g, sa sâm 12 g, đại táo 7 quả, gừng, hành, rượu, gia vị vừa đủ. Tất cả hầm nhừ, cách ngày ăn 1 lần, trong 4 tuần liền

Phân tích theo đông y :
Râu bắp và ruột bấc trong thân cây ngô có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh thận và bàng quang trị đái vàng rắt buốt, bí tiểu, viêm tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sạn niệu, bàng quang, phù thủng, làm hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da.
Ứng dụng kinh nghiệm đông y trong dân gian :
1-Chữa cao áp huyết :
Uống nước luộc bắp mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 200cc cho đến khi áp huyết trở lại bình thường và ổn định.
.
2-Chữa cao áp huyết, viêm gan mật, bí tiểu:
Dùng 30g râu bắp với 300cc nước sắc cạn còn 100cc, uống 1 lần mỗi ngày
3-Chữa nhiễm khuẩn đường niệu, sưng phù, bệnh thận, nội tạng xuất huyết :
Đã có một bệnh nhân nằm điều trị trong bệnh viện, chân sưng phù, đại tiểu tiện ra huyết do xuất huyết nội tạng liên tục hơn 1 tuần lễ, nhưng tìm không ra nguyên nhân, tây y tiếp tục xét nghiệm tìm theo hướng nghi ngờ ung thư. Tôi đề nghị mua 2 pounds râu bắp khô ở tiệm thuốc bắc, mỗi lần sắc 0,5 pound với 2 lít nước cạn còn 300cc, uống vào sáng và chiều trong 2 ngày. Chứng xuất huyết nội tạng, tiêu tiểu ra máu và chân sưng phù đã khỏi, bệnh nhân được xuất viện.
4-Chữa tiểu đường :
a-Dùng hạt bắp nhúng nước ủ cho mọc mầm. Dùng mầm khô sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 20-30g uống vớI nước canh rau khoai lang.
b-Ăn chè bắp non nấu vớu củ mài (hoài sơn).
c-Ăn canh rau khoai lang đỏ mỗi ngày.
5-Chữa viêm gan, tắc mật, vàng da, tiểu vàng, đại tiểu tiện ra máu, phù thủng, viêm thận cấp :
Sắc 40g râu ngô khô (mua ở tiệm thuốc bắc) uống như nước trà trong ngày.

Ngô là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng. Dưới đây là một số bài thuốc được chế biến từ rau ngô có tác dụng hữu hiệu trong việc chữa bệnh:
Cháo râu ngô + ý dĩ
Nguyên liệu: 50 g ý dĩ, 50 g ngô, 15 g râu ngô, 15 g rễ cỏ tranh
Cách làm: Trước tiên luộc rễ cỏ tranh, râu ngô, 20 sau cho thêm ý dĩ, ngô vào nấu thành cháo.
Tác dụng: Thanh nhiệt trị thấp, lợi tiểu, tiêu phù.
Canh râu ngô + cỏ tranh
Nguyên liệu: 30 g râu ngô, 30 g rễ cỏ tranh, 8 quả táo tàu.
Cách làm: Dùng nước lạnh ngâm khoảng 1 tiếng, đun với lửa 40 phút. Chia thành 2 lần để ăn
Tác dụng: Có thể thanh nhiệt lợi gan bài sỏi. có tác dụng tốt cho người mắc chứng sỏi mật.
Trà râu ngô + thạch hộc
Nguyên liệu: 10g thạch hộc, 15g bông lau, 20g ngô
Cách làm: Sắc thành trà để uống, mỗi ngày sắc một ấm
Tác dụng: Dưỡng âm thanh nhiệt lợi tiểu. Thích hợp cho những người bí tiểu, khô cổ, da khô nhăn.
Canh tể thái + râu ngô
Nguyên liệu: 30 g râu ngô, 15 g tể thái, 18 g rễ cỏ tranh
Cách làm: Sắc thuốc với 3 vị này
Tác dụng: Dưỡng âm thanh nhiệt, lọc máu, cầm máu, lợi tiểu. Thích hợp cho người đi tiểu ra máu do âm suy kiêm sưng phù.
Râu ngô nấu trứng gà
Nguyên liệu: 100 g râu ngô, 2 quả trứng
Cách làm: Rửa sách râu ngô và trứng gà, cho nước vào đun râu ngô và trứng gà.
Tác dụng: Có tác dụng bình gan thanh nhiệt, lợi tiểu trừ thấp, chữa bệnh tuyến tiền liệt

1 comment:

  1. Bài viết hữu ích!
    Cám ơn bạn đã chia sẻ.
    ------------------------------------
    Ms Nga - Kinh Doanh - SacoJet.vn

    Tel: 0938 172 672 - 090 262 1479 – 1900 63 6479
    Chuyên: Đặt vé máy bay VietJet từ Huế đi Sài Gòn Uy Tín tại SacoJet
    Website đặt vé trực tuyến: www.SacoJet.vn


    ReplyDelete