Tuesday, February 21, 2012

Công dụng chữa vết thương của cây lô hội (Nha đam)


Cây lô hội dễ trồng trong nhà và có thể được sử dụng khi cần thiết để làm dịu các kích ứng da, giảm đau, giảm sưng và giải độc cho cơ thể.
Cây lô hội (Aloe vera) là một loài cây mọng nước phát triển trong vùng khí hậu ấm áp, khô cằn. Loại cây này cũng rất có lợi cho sức khỏe.
Cây lô hội cũng dễ trồng trong nhà và có thể được sử dụng khi cần thiết để làm dịu các kích ứng da. Ngoài ra, cây lô hội đã được chứng minh là là có thể làm giảm sưng do một số nguyên nhân.
Để biết thêm một vài công dụng của cây lô hội, các bạn có thể tham khảo dưới đây:
Dùng sau phẫu thuật
Theo một nghiên cứu được công bố trên "Tạp chí của Viện Hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ", số ra tháng 9 năm 2011, thì cây lô hội có thể dùng rất hữu ích trong việc làm giảm sưng sau khi phẫu thuật. Nghiên cứu đề cập đến lô hội trong một danh sách các trị liệu bổ sung có tác dụng đẩy nhanh tiến độ chữa lành vết thương và giảm sưng. Các chất bổ sung khác được liệt kê trong nghiên cứu bao gồm các enzyme bromelain, kim sa thảo dược giảm đau, vitamin C, bioflavenoids, tinh dầu hoa oải hương và các loại thảo dược khác...
Chữa lành vết thương
Một nghiên cứu được công bố trong năm 2003 trên tạp chí "Alternative Medicine Review" đã công nhận cây lô hội có tác dụng làm giảm sưng và chữa lành vết thương. Có thể dùng cây lô hội đắp trực tiếp lên vết thương hoặc chỗ bị sưng để giảm thời gian chữa bệnh và giảm thiểu các cơn đau, giảm sưng và nhanh liền sẹo.
Cây Lô Hội
Căng cơ, bong gân
Căng cơ và bong gân là do cơ bắp làm việc quá sức. Tình trạng này tuy không quá nguy hiểm những lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Để giảm khó chịu, hãy dùng lá cây lô hội để đắp lên vết thương. Đối với các cơ bắp đau và sưng lên, hãy kết hợp đắp lá cây lô hội (có thể băng vào) với việc massage bằng kem dưỡng da lô hội ở khắp vùng bị đau trong 48 giờ. Sau đó thay thế các gói băng lô hội với chất chà lô hội nóng.
Giải độc cơ thể
Sử dụng nước ép lô hội để giảm sưng bên trong cơ thể bởi các độc tố dưới dạng chất lỏng thường tích tụ trong các mô của bạn. Nước ép lô hội khi vào cơ thể sẽ cải thiện chức năng bạch huyết và làm giảm sưng bên trong bằng cách giảm viêm trong đường tiêu hóa của bạn.

Một hệ thống bạch huyết lành mạnh sẽ giúp kiểm soát nồng độ chất lỏng và giảm sưng khắp cơ thể của bạn. Lô hội cũng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và giúp các mô chứa nhiều ôxy, dẫn đến nhiều năng lượng hơn để chữa bệnh. Ngoài ra, các đặc tính chống viêm của lô hội còn làm cho nó có tác dụng giải độc.
Chữa mụn và phát ban
Cây lô hội có thể được coi là thuốc gây tê nhẹ bởi nó giảm bớt ngứa, đau và sưng do côn trùng cắn, phát ban và kích ứng da khác. Enzyme carboxypeptidase và bradykinase góp phần chữa lành vết thương ngoài da luôn có sẵn trong cây lô hội, do đó, lô hội có công dụng giảm mẩn đỏ, sưng và đau và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Bỏng nhẹ và các vết thương trên da có thể chữa lành đến ba ngày hoặc nhanh hơn khi bạn sử dụng gel lô hội hoặc áp dụng nước ép từ lá lô hội tươi cắt lát và đắp hoặc chà xát lên vết thương.
Nguồn tin: Afamily.vn

Wednesday, February 15, 2012

Nước mướp tốt hơn thuốc bổ

 

Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống giải khát và chữa bệnh. Trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C...
Theo Đông y, mướp vị ngọt, tính mát, có công dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt hóa đàm, lương huyết giải độc, an thai thông sữa, thường dùng chữa các chứng như sốt cao, ho suyễn nhiều đờm, trĩ băng lậu, khí hư, viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, ung thũng, sản phụ sữa không thông, táo bón...
Dưới đây là một số cách pha chế đồ uống từ mướp:
Canh mướp có tác dụng thanh nhiệt.
- Mướp tươi 500g, đường trắng vừa đủ. Mướp rửa thật sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
- Mướp tươi 500g, khổ qua (mướp đắng) 200g, đường trắng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, mướp đắng bỏ ruột, rửa sạch thái vụn rồi ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: giải thử nhiệt, làm sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
- Mướp tươi 500g, khế 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khế rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
- Mướp tươi 500g, củ cải 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp và củ cải gọt vỏ, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: hành khí lợi niệu, hóa đàm tiêu viêm, chỉ khát.
- Mướp tươi 500g, nước dừa 500g. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, hòa với nước dừa dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: giải thử nhiệt, sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
- Mướp tươi 500g, sữa bò tươi 500g. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái vụn ép lấy nước, hòa với sữa tươi, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
- Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: bổ dưỡng, lợi tiểu, thanh nhiệt, bình can, giáng áp, rất tốt cho những người bị tăng huyết áp, viêm thận, viêm gan.
- Mướp tươi 500g, rau cần tây 100g, muối ăn một ít. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái miếng. Rau cần tây rửa sạch, cắt khúc. Hai thứ đem ép lấy nước, lọc bỏ bã, pha thêm chút muối, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bình can, hạ huyết áp, thanh nhiệt trừ phong, nhuận phế, hóa đàm, tiêu viêm chỉ khát.
- Mướp tươi 200g, hành tây 20g. Mướp và hành tây bỏ vỏ, thái vụn, ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: giải độc sung dương, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
Lưu ý : Những người tỳ vị hư yếu, hay đau bụng, đại tiện lỏng nát không nên dùng.
(Theo Lương y Đình Thuấn // Sức khỏe & đời sống)

Thuốc từ quả vải

 

Cùi vải được dùng làm thực phẩm và thuốc với tên long vải, chứa rất nhiều các thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe con người như các loại đường glucose, sacharose… protein, chất béo, acid citric, ascorbic, nicotic, ribofl avin, caroten và các nguyên tố vi lượng Ca, P, Fe… Vỏ quả vải chứa các chất cyanidin diglycosid, anthoxanthin. Hạt vải chứa tanin, fl avonoid, saponosid, α - methylen cyclopropyl glycin.
Cách chế biến vải làm thuốc: Có nhiều cách: chế từ quả vải tươi hoặc khô. Thường dùng cách sấy khô:
Long vải: Đem những quả vải chín sấy trên lò than, đến khi vỏ quả khô đều, cùi vải tách khỏi lớp vỏ, lắc có tiếng kêu lóc cóc. Lấy ra bóc lấy cùi. Chế theo cách này, long vải có màu hơi xám, vị ngọt đậm.
Lệ chi hạch (hạt vải): Lấy hạt vải rửa sạch, để ráo nước, cắt bỏ phần rốn hạt, gọt bỏ lớp vỏ cứng, màu nâu bên ngoài. Thái dọc củ thành những phiến mỏng 3-5mm, phơi khô hoặc sấy khô. Khi dùng đem sao vàng.
Theo YHCT, long vải có vị ngọt, chua, tính ấm, quy các kinh tỳ, can có tác dụng bổ huyết, ích khí, sinh tân dịch, chỉ khát, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc bổ huyết khác, như đương quy, bạch thược, thục địa… trong các trường hợp cơ thể suy nhược, da xanh xao, gầy còm hoặc các trườnghợp mới ốm dậy, người mệt mỏi.
Còn có tác dụng tiêu thũng, trị mụn nhọt, làm cho sởi đậu dễ mọc. Còn hạt vải có vị hơi đắng, chát, hơi ngọt, tính ấm, quy các kinh can, thận, có tác dụng ôn trung, hành khí, chỉ thống, tán kết. Được dùng trong các trường hợp đau dạ dày, sán thống, sán khí, nôn lợm.
Một số bài thuốc từ vải:
Đau bụng, buồn nôn: đem hạt vải nướng chín, bóc vỏ ngoài ăn với số lượng khoảng 6 - 8g/lần. Ngày 2 lần.
Đau dạ dày: Hạt vải 3g (chế như trên), mộc hương 2g. Tán bột mịn, uống với nước ấm. Ngày 2-3 lần.
Đau bụng kinh hoặc đau bụng sau sinh: Hạt vải đốt tồn tính 20g, hương phụ 40g tán bột mịn, ngày 6-8g uống với nước muối loãng hoặc nước cơm. Ngày 2 lần.
Phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ) như kim châm: hạt vải thái phiến như trên, sao đen, đại hồi vi sao đồng lượng (4-8g) tán bột mịn, uống với rượu ấm, ngày 3 lần. Uống nhiều ngày cho tới khi hết các triệu chứng.
Sán khí ở nam giới (thoát vị bẹn, viêm đau tinh hoàn): Hạt vải chế biến như trên, sao vàng, tiêu hồi (sao qua), quất hạch (hạt quýt) sao vàng. Cả 3 vị đồng lượng, tán bột mịn, uống với nước ấm, ngày 2-3 lần, mỗi lần 6-8g. Trẻ em theo tuổi giảm liều. Cũng có thể chỉ dùng riêng hạt vải đốt thành than, hòa vào rượu uống, với liều 4-6g. Hoặc lấy hạt vải đã chế biến theo cách trên, trần bì, đồng lượng 10g, sao vàng, lưu huỳnh 3g. Dùng dưới dạng bột mịn. Chia 2 lần uống trong ngày.
Tiêu chảy do tỳ hư: Quả vải 7 quả, đại táo 5 quả. Sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Trị nấc: Quả vải 7 quả, gừng tươi 6g, đường đỏ 4g. Sắc uống.
Răng sưng đau: Quả vải xanh, thêm ít muối ăn hoặc đốt tồn tính, tán mịn, xát vào chân răng.
Ngoài ra còn dùng hoa, vỏ thân, vỏ rễ vải, sắc lấy nước súc miệng chữa viêm họng, đau răng.
(Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh // Sức Khỏe & Đời Sống)

Thuốc hay từ dứa dại

CHAK

Lá dứa dại có vị đắng cay, thơm với công năng sát khuẩn, long đờm. Rễ dứa dại được sử dụng làm thuốc nhiều hơn, có vị ngọt nhạt, tính mát, lợi tiểu, tiêu độc, viêm đường tiết niệu...
Cây dứa dại.
Dứa dại là loại cây mọc hoang ở nhiều vùng, trên các bãi cát ẩm, dọc ven bờ suối, bờ sông ngòi. Trong Đông y, từ rễ, lá dứa, quả đều có thể làm thuốc. Lá dứa dại có vị đắng cay, thơm với công năng sát khuẩn, long đờm. Rễ dứa dại được sử dụng làm thuốc nhiều hơn, có vị ngọt nhạt, tính mát, lợi tiểu, tiêu độc, viêm đường tiết niệu...
Một số bệnh và bài thuốc mà người già hay gặp, có thể dùng dứa dại như sau:
* Chữa đau đầu mất ngủ: Rễ dứa dại 20 - 30g, sao thơm, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.
* Chữa tiểu buốt, đái ít: Rễ dứa 20 - 30g, rễ dứa gai (trái thơm) 20 - 30g, sắc lấy nước chia 2 lần uống trong ngày.
* Chữa sỏi thận, tiết niệu: Rễ dứa dai hoặc dứa quả dại 12 - 20g, hạt quả chuối hột 10 - 12g, rễ cỏ tranh 10 - 12g, bông mã đề 8 - 10g, kim tiền thảo (lá đồng tiền hay gọi lá mắt trâu) 15 - 20g, rễ cây lau 10 - 12g, củ cỏ ống 10 - 12g, sắc lấy nước uống làm 2 - 3 lần trong ngày vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 - 150ml.
* Chữa chứng mờ mắt, nhặm mắt: Quả dứa dại ngâm mật uống liền trong một tháng.
(Theo ThS.BS Nguyễn Thị Hằng // Sức khỏe & Đời sống)

Thuốc từ ong mật

Ong mật thuộc loài côn trùng cánh màng, cơ thể chỉ dài khoảng 1-1,5cm. mật tạo ra hàng loạt các sản phẩm có giá trị, được con người tận dụng làm các dược liệu phục vụ cho sức khoẻ của mình. Quen thuộc hơn cả phải kể đến mật và sữa chúa, ngoài ra sáp ong, keo ong, nọc cũng được sử dụng làm thuốc.
 mật và sáp mật
Mật và sáp mật.
- Mật ong
Một sản phẩm được tạo ra từ thợ, sau khi hút mật từ các loại hoa, rồi qua công đoạn tinh luyện mà thành. Mật quả là một thứ thuốc hoàn chỉnh; nó không những bổ sung một nguồn năng lượng rất dồi dào có thể dùng dưới dạng mật tươi, có vị thơm, ngọt và bổ: 100g mật ong, có thể cung cấp tới 335 calo, còn bổ sung một lượng vitamin và các nguyên tố vi lượng Ca, Fe, P, Mg đáng kể. Theo YHCT, mật có vị ngọt, tính bình, không độc, vào 5 kinh: tâm, phế, tỳ, vị và đại tràng có tác dụng kiện tỳ, nhuận phế, kháng khuẩn. Dùng trong các trường hợp tiêu hoá kém, trẻ em chậm lớn, biếng ăn, người lớn cơ thể yếu mệt, mới ốm dậy ngày 1-2 thìa cà phê, pha loãng với nước ấm. Uống nhiều ngày trong tuần.
Mật có khả năng làm giảm độ acid của dịch vị và đưa nó trở lại điều kiện bình thường, có thể dùng trị viêm loét dạ dầy, tá tràng tốt. Có thể dùng riêng hoặc đem pha vào nước sắc của các vị thuốc kiện tỳ: bạch truật, hoàng kỳ, hoài sơn, đảng sâm để uống. Còn dùng trị ho, ho khan, nhất là với trẻ sơ sinh, dùng mật ong, với các lát quất, hoặc lát chanh hay quất hồng bì, hấp lên mặt nồi cơm vừa cạn. Gạn lấy dịch cho uống. Dùng ngoài, bôi lên các vết bỏng (nhẹ) sẽ giảm đau và nhanh lên da non.
- Sữa chúa
là chất sánh, mầu trắng hoặc hơi vàng, là một chất dinh dưỡng, rất bổ để nuôi các ấu trùng. Sữa chúa rất giàu acid amin, trong đó có nhiều loại acid amin cần thiết, như cystein, còn có các vitamin nhóm B, acid hữu cơ, các kích thích tố, các enzym. Sữa chúa có vị ngọt hơi chua, có tác dụng bổ dưỡng rất cao, còn có tác dụng tăng trọng. Do đó nó có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt, có thể dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng, người già yếu mệt, nhất là với những cơ thể mới ốm dậy, người gầy, da xanh xao. Do có các chất kích thích tố, sữa chúa có thể dùng cho các trường hợp sinh lý suy giảm, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nam giới, khả năng sinh tinh kém...
- Sáp có thể chất mềm, có màu từ trắng đến vàng ngà, được tách ra từ tầng sáp của tổ ong. Sáp chứa nhiều vitamin A, các acid béo no và không no. Sáp có vị ngọt, hơi ấm, không độc. Có tác dụng tiêu độc, làm se, cầm máu, chống loét. Có thể dùng sáp 20g, uống với rượu ấm để chữa băng huyết, hoặc dùng sáp 10g, câu đằng 20g, bồ kết 2 quả. Tất cả tán nhỏ, trộn đều, đốt xông khói, trị viêm ống tai. Sáp còn là thành phần của cao dán nhọt, cao hút mủ hoặc dùng làm vỏ bao để bảo quản các viên tễ (quy tỳ hoàn, sâm nhung bổ thận... ).
- Keo ong
Còn gọi là phong giao, là sản phẩm được các con thợ tạo thành từ nhựa của các loài cây, luyện với chất sáp mà thành. Keo có tới 55% dầu nhựa, 10% tinh dầu và khoảng 30% chất sáp, 5% phấn hoa. Là sản phẩm có thể chất khô, mùi thơm khi hơ nóng hơi mềm ra. Trong keo còn có nhiều thành phần flavonoid. Do có tác dụng kháng khuẩn tốt, keo được dùng trị các thể chàm và một số bệnh ngoài da. Còn có tác dụng ức chế khối u, ung thư tuyến tiền liệt, hoặc dùng rượu keo 10 % cho những người bị nhiễm phóng xạ, cho kết quả tốt.
- Nọc là chất lỏng rất sánh không màu. Dùng nọc làm chất để thuỷ châm vào các huyệt vị trên cơ thể, trị nhiều chứng bệnh như đau dây thần kinh, đau cơ nhục, đau xương khớp. Thường người ta dùng cái panh kẹp con ong, rồi cho châm trực tiếp vào các huyệt. Phương pháp châm bằng nọc cho hiệu quả rất cao.
(Theo GS.TS.Phạm Xuân Sinh//Sức khỏe & đời sống)

Củ ấu chữa trĩ, viêm loét dạ dày

Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
Ảnh: minh họa - Internet
Cây củ ấu được trồng ở các ao đầm khắp nơi trong nước ta. Trồng bằng hạt hay bằng chồi. Mùa hoa (ở miền Bắc) vào tháng 5 - 6; mùa quả vào các tháng 7 - 9. Quả cũng để ăn, vỏ quả và toàn cây dùng làm thuốc. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học: Trong hạt ấu có tinh bột chừng 49% và chừng 10,3% protid. Các chất khác chưa thấy nghiên cứu. Theo tài liệu Trung Quốc, trong 100g củ ấu chín có 4,5g albumin, 0,1g chất béo, 19,7g chất đường các loại, 0,19g vitamin B1, 0,06g B2, 1,5mg PP, 13mg C, 7mg Ca, 0,7mg sắt, 19mg Mn, 93mg P. Chất AH13 là chất chiết ung thư gan được dùng hỗ trợ điều trị chống ung thư.
Theo Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân, củ ấu vị ngọt chát, tính bình. Công dụng thoát tả, giải độc, tiêu thũng. Dùng chữa tiêu chảy, kiết lỵ, đại tiện ra máu, bệnh dạ dày. Mỗi lần dùng 30-60g sắc uống. Củ ấu đốt tồn tính, tán bột trộn dầu vừng bôi chữa trĩ, mụn nước, viêm nhiễm ngoài da; nấu vỏ lấy nước rửa hậu môn chữa sa trực tràng (lòi dom).
Công dụng và liều dùng: Củ ấu chủ yếu được nhân dân dùng luộc ăn hoặc chế biến thành bột trộn với mật hay đường làm bánh. Quả sao cháy dùng chữa nhức đầu, choáng váng và cảm sốt. Ngày dùng 3-4 quả dưới dạng thuốc sắc.
Vỏ quả sao cho thơm, sắc uống chữa sốt, chữa mệt nhọc khi bị sốt rét, còn dùng chữa loét dạ dày, loét cổ tử cung. Toàn cây chữa trẻ con sài đầu, giải độc rượu, làm cho sáng mắt. Ngày dùng từ 10-16g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng. Cần lưu ý, tuy củ ấu là vị thuốc, ăn ngon, nhưng ăn nhiều sẽ gây trệ khí, do đó những người có u cục ở ngực bụng không dùng.
Dưới đây là một số cách trị bệnh từ cây, củ ấu:
- Chữa nhức đầu, choáng váng, cảm sốt: lấy 3 - 4 củ ấu sao cháy, sắc uống, ngày 1 thang.
- Sốt, sốt rét, loét dạ dày: vỏ củ ấu sao thơm, sắc uống.
- Giải độc rượu, làm sáng mắt, chữa sài đầu trẻ: lấy 10-16g toàn cây, sắc uống.
- Rôm sảy, da khô sạm: dùng củ ấu tươi, giã nát, xoa lên da.
- Viêm loét dạ dày: thịt củ ấu 30g, củ mài 15g, hồng táo 15g, bạch cập 10g, gạo nếp 100g, nấu cháo, cho thêm 20g mật ong, trộn đều ăn.
- Hư nhược phiền khát: thịt củ ấu tươi 50g, địa cốt bì 15g, câu kỷ tử 6g, hoàng cầm 6g, cam thảo chế 6g. Sắc uống.
- Trị say rượu: thịt củ ấu tươi 250g, nhai nuốt.
- Trị tỳ vị hư nhược: thịt củ ấu 50g, bạch truật 15g, hồng táo 15g, sơn tra 10g, sơn dược 15g, màng mề gà 6g, cam thảo chế 3g. Sắc uống.
- Trị đại tiện ra máu: vỏ củ ấu 60g, địa du 15g, tiêu sơn căn 6g, ô mai 10g, cam thảo chế 6g. Sắc uống.
- Trị bệnh trĩ, nhọt nước: vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột, trộn đều với dầu vừng, bôi hoặc đắp.
(Theo BS. Hoàng Xuân Đại // Sức khỏe & Đời sống)

Hoa sứ chữa bệnh

Trong y học cổ truyền, các bộ phận của hoa sứ (còn gọi hoa đại) đều có thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng các chế phẩm được tinh chế từ loại cây kiểng quen thuộc này.
Ảnh: minh họa - Internet
Quốc hoa nhiều nước
Cây sứ có tên khoa học là Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bailey, thuộc họ trúc đào (Apocynaceae), nguồn gốc từ Trung Mỹ và Caribe, là quốc hoa của Nicaragua và Lào. Các tên gọi phổ biến trong tiếng Việt là cây đại, bông sứ, chămpa; ngoài ra còn có tên miễn chi, kê đảm tử. Cây sứ ra hoa có màu từ trắng, vàng tới hồng, đỏ.
Đây là loài cây bụi lớn hay cây thân gỗ nhỏ, có thể cao đến 8 – 10m, mủ trắng. Hoa thơm, nở vào mùa hè và mùa thu. Hoa chủ yếu toả hương về đêm nhằm lôi kéo các loài bướm nhân sư (họ Sphingidae) thụ phấn cho chúng. Lá mọc so le, bản to, hình bầu dục hay xoan thuôn, có mũi ngắn, không lông hoặc ít khi có lông ở mặt dưới. Hoa thường có tâm vàng, cánh hoa dày, nhuỵ nhiều dính trên ống tràng. Quả choãi ra thẳng hàng, dài khoảng 10 – 15cm. Hạt có cánh mỏng.
Cây thường mọc ở các đình chùa, các vườn hoa và được trồng bằng cành. Các loài sứ rất dễ nhân giống bằng cách: lấy các đoạn cắt ra từ phía đầu của các cành không có lá về mùa xuân, để khô phần gốc trước khi cắm vào đất. Cũng có thể giâm cành hay cho hạt nảy mầm. Cây được trồng nhiều vì có hoa đẹp, mùi thơm, nhiều bộ phận của cây có thể dùng làm thuốc.
Hương gây mùi thuốc
Theo y học cổ truyền, các bộ phận sau của cây sứ có thể dùng làm thuốc: vỏ thân, vỏ rễ, hoa, nụ hoa, lá tươi và nhựa cây, nhưng sử dụng nhiều nhất là hoa. Toàn cây có chứa một loại kháng sinh thực vật là fulvo plumierin, có tác dụng ức chế sự tăng sinh và phát triển của một số vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Từng bộ phận khác nhau của cây có những công dụng khác nhau:
Vỏ thân, vỏ rễ:trong vỏ thân có glucozit là agoniadin và một chất đắng là plumierit. Vỏ thân và rễ hơi có độc, vị đắng, tính mát. Dân gian sử dụng để làm thuốc tẩy xổ, nhuận tràng, chữa táo bón (thay thế cho đại hoàng) và chữa thuỷ thũng.
Nhựa mủ: thành phần chủ yếu là axít plumeric. Cũng có thể dùng nhựa mủ để tẩy xổ, nhưng liều thấp hơn nhiều so với vỏ thân, 0,5 – 0,8g/ngày dưới dạng nhũ dịch. Nhựa còn được bôi ngoài để chữa chai chân và vết loét viêm tấy.
Lá cây: kinh nghiệm dân gian dùng lá cây sứ chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt. Hoa: chứa tinh dầu, mùi thơm đặc trưng, là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Theo y học cổ truyền, hoa sứ có công dụng tiêu đờm, trừ ho, hạ áp.
Người dân thường sử dụng hoa sứ phơi khô để làm thuốc chữa ho, kiết lỵ và tiêu chảy. Hoa khô có tác dụng mạnh hơn hoa tươi. Nên thu hái hoa khi vừa nở hết, phơi hay sấy khô dùng dần. Hoa sứ còn có tác dụng hạ huyết áp đã được chứng minh qua thực nghiệm. Tác dụng hạ áp, xuất hiện nhanh và tương đối bền vững, không làm giãn mạch, không tác dụng với tuần hoàn ngoại biên.
Ai kỵ hoa sứ?
Hầu hết các bộ phận của cây đều có thể dùng để làm thuốc. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu so sánh tác dụng sinh học của loài sứ cho hoa trắng với những loại có màu hoa khác. Với trường hợp ho đờm, tăng huyết áp, khó ngủ, dân gian thường dùng loại hoa cánh trắng, tâm điểm vàng, được trồng làm cảnh ở đình chùa, nơi công cộng.
Lưu ý, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh mạn tính, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng hoa sứ. Người suy nhược, già yếu, phụ nữ có thai, tiêu chảy không nên dùng do các thành phần trong cây có tác dụng tẩy xổ khá mạnh.
(BS Nguyễn Lê Việt Hùng // Sài Gòn Tiếp Thị)

Quả thị và tác dụng với sức khỏe

 

Quả thị có tên khoa học là Diospyros decandra Lour. Quả tròn, sắc vàng, mọng nước và thường chia thành 6 - 8 múi. Quả thị chín ăn ngon nếu biết cách ăn (xoay quả và bóp nhẹ cho đến khi thịt quả mềm ra và nứt ra một khe nhỏ thì cho lên miệng hút).
Trong một nghiên cứu gần đây, khi so sánh 19 loại trái cây trong đó có nhiều loại trái có mặt ở Việt Nam như: quả thị, trái bầu nâu, quả trứng gà, vú sữa, me keo, bồ quân, cóc rừng, vối rừng, bình bát, ổi, chuối hột, cà na, trứng cá, me rừng - chùm ruột núi thì tác giả nhận thấy hàm lượng fl avonoid tương đối cao.
Flavonoid là một trong những hoạt chất tự nhiên có mặt rộng rãi nhất trong thực vật và là phân nhóm quan trọng trong các hợp chất phenol. Flavonoid có nhiều tác dụng được biết đến như chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng và chống lão hóa.
Nghiên cứu cũng chỉ ra quả thị có tác dụng chống oxy hóa nhẹ, bổ sung vitamin C và đường. Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác đã chỉ ra quả thị có tác dụng bổ máu, kháng khuẩn, kháng nấm và kháng sốt rét.
(Theo DS. Trần Văn Thành // Sức khỏe & Đời sống)

Thuốc tốt từ quả nhãn

Nhãn là loại quả ngon được trồng phổ biến khắp nơi trên đất nước ta, nhưng nhiều và ngon nhất là nhãn ở Hưng Yên. Bộ phận thường được dùng làm thuốc là long nhãn (cùi nhãn đã được phơi hay sấy khô). Long nhãn còn có tên khác là lệ chi nô, á lệ chi...
Nhãn
Chè nhãn
Chè nhãn.
Mùa hè, vào tháng 7-8, khi nhãn chín chọn quả to, cùi dày, để nguyên vỏ đem phơi nắng to, hoặc sấy nhẹ lửa, cho đến khi lắc quả có tiếng kêu lóc cóc bên trong. Đem bóc vỏ, bỏ hạt, lấy cùi, rồi sấy nhẹ lửa (50 - 60o C) cho đến khi khô, sờ không dính tay. Long nhãn có mùi thơm, vị ngọt đậm đặc biệt. Loại long nhãn cùi dày, khô, to mảnh, nhuận mềm, màu vàng cánh gián, có mùi thơm, không chua, không lẫn các tạp chất khác, không mốc, sờ không dính tay, nếm vị ngọt đậm là tốt. Loại long nhãn cùi mỏng (nhãn trơ) màu nâu nhạt là kém.
Theo y học cổ truyền, long nhãn là một vị thuốc có tác dụng dưỡng huyết, an thần, vào hai kinh tâm và tỳ, thường được dùng chữa suy nhược cơ thể, bổ thần kinh, mệt mỏi, mất ngủ, hay quên, hoảng hốt,... Liều dùng hằng ngày 6 - 15g dưới dạng thuốc sắc, chế cao hoặc ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với những vị thuốc khác.
Một số bài thuốc sử dụng long nhãn:
Chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu: Long nhãn 15g , hạt sen 20g, hồng táo 15g, lạc nhân 15g, gạo nếp 50g. Tất cả các vị trên cho vào nồi để nấu cháo ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều tối. Dùng 10-15 ngày.
Bổ tâm, an thần: Long nhãn 200g, liên nhục 200g, táo tàu 200g, táo nhân 200g, hoài sơn 200g, lá vông nem 150g, cam thảo 130g. Long nhãn, táo tàu, lá vông nem nấu thành cao lỏng; liên nhục, hoài sơn, táo nhân sao giòn, tán nhỏ, rây bột mịn. Trộn cao và bột, đánh đều, làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 20-40 viên chia làm 2 lần.
Chữa mất ngủ: Long nhãn 50g, sắc uống. Hoặc: Long nhãn 9g, toan táo nhân 9g, khiếm thực 15g, sắc uống trước khi đi ngủ.
Chữa thiếu máu, mất ngủ, thể trạng mệt mỏi: Long nhãn 16g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, thục địa 16g. Sắc uống ngày một thang, chia hai lần, uống ấm. Dùng 10 - 15 ngày.
Chữa kém ăn, mất ngủ, mồ hôi trộm, mệt nhọc: Cao ban long 40g, long nhãn 50g. Sắc long nhãn với nước. Thái nhỏ cao ban long cho vào nước sắc long nhãn. Đun nóng để hòa tan. Để nguội, thái thành từng miếng mỏng. Trước khi đi ngủ tối và sáng sớm uống mỗi lần 10g cao này.
Chè long nhãn, hạt sen: Hạt sen lột vỏ bỏ tim, luộc chín. Long nhãn ngâm nước khoảng 10 phút cho nở mềm. Hòa nước luộc hạt sen với nước lã cho đủ 1 lít nước, cho đường vào, đặt lên bếp nấu sôi cho đường tan, cho hạt sen và long nhãn vào đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 là dùng được. Món chè này có vị ngọt thanh mát thích hợp dùng trong những ngày hè nóng nực, rất tốt với những người thiếu máu, mệt mỏi, mất ngủ.
(Theo Sức khỏe & đời sống)

Tác dụng trị bệnh của quả La hán, cây Bung lai

 

Theo Đông y, cây Bung Lai có tác dụng trị cảm lạnh, đau đầu, trướng bụng, tiêu hoá kém, tiêu chảy, viêm gan… Quả La hán có tác dụng nhuận phế lợi hầu, hóa đàm chỉ khái, nhuận tràng thông tiện, có tác dụng hữu hiệu trong chữa trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Để tốt cho gan và đường tiêu hoá, hàng ngày, bạn có thể dùng 15-30g Bung lai khô đun sôi và dùng nước uống thay trà. Để trị giun sán cho trẻ, bạn chỉ cần lấy lá Bung lai đem hơ sấy trên than rồi sắc lấy nước cho trẻ uống. Không chỉ có tác dụng trị những bệnh trên, cây Bung lai còn được dùng để thanh giải chứng sưng thũng vàng da, giải độc rắn cắn, trị sốt, thương hàn, chữa bệnh eczema và ghẻ ngứa.
qua la han - la han qua - tinsuckhoe.com
Quả la hán tươi
Cùng với cây Bung lai thì quả La hán cũng là một trong những vị thuốc quí trong Đông Y. Với vị ngọt, tính mát, không độc, La hán quả có tác dụng nhuận phế lợi hầu, hóa đàm chỉ khái, nhuận tràng thông tiện, có tác dụng hữu hiệu trong chữa trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Để chữa viêm họng: Lấy quả la hán thái hãm với nước sôi, uống thay nước trong ngày.
- Chữa mất tiếng: La hán 1 quả, thái lát, thêm lượng nước thích hợp sắc lên, chờ nguội, chia ra uống nhiều lần, mỗi lần một ít.
- Chữa ho gà: La hán 1 quả, hồng khô 25g, sắc nước uống; Hoặc dùng trái la hán 1 quả, phổi lợn 40g (bóp hết bọt), hầm chín, thêm gia vị vào ăn.
Trà La hán là thứ nước giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với những người thể tạng nóng trong, đặc biệt là những người bị đái tháo đường hay béo phì.
- Chữa ho khạc ra đờm vàng đặc quánh: La hán quả 20g, Tang bạch bì 12g, sắc nước uống trong 7-10 ngày.
- Bổ phế, hỗ trợ trong điều trị ho lao: La hán quả 60g, thịt lợn nạc 100g; hai thứ đều thái lát, thêm lượng nước thích hợp, hầm chí, thêm chút muối, ăn trong bữa cơm.
- Chữa táo bón: Dùng la hán quả sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày.
Trà La hán là thứ nước giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với những người thể tạng nóng trong, đặc biệt là những người bị đái tháo đường hay béo phì. Uống quả La Hán trong mùa hè có thể trị say nắng, giảm nhiệt. Vào mùa Đông, dùng món này sẽ làm mềm và giữ ấm cổ họng.

Nước mía lợi tiểu, giải rượu

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía được gọi là cam giá, vu giá, thử giá, can giá, vu giá..., vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh Vị và Phế, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, hoà trung hạ khí, lợi tiểu giải rượu, tiêu trừ mệt mỏi, trợ giúp tiêu hoá.
Nước mía rất tốt cho sức khỏe
Nước mía rất tốt cho sức khỏe.
Về công dụng giải rượu của nước mía, các thầy thuốc đời xưa và nhiều y thư cổ đã bàn đến với những kiến giả khá sâu sắc. Sách Bản thảo cương mục viết: “Giá tương, chỉ ẩu uyết phản vị, khoan hung cách” (nước mía cầm nôn oẹ, làm khoan khoái lồng ngực). Sách Tuỳ tức cư ẩm thực phổ viết : “Cam giá cam lãnh thanh nhiệt, hoà trung nhuận tràng, giải tửu tiết ưu, hoá đàm sung dịch” (mía ngọt mát thanh nhiệt, tốt cho tiêu hoá, nhuận tràng, giải rượu, trừ đàm và bổ sung dịch thể).
Trong dân gian cũng lưu truyền rất nhiều kinh nghiệm dùng nước mía để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ. Ví như, dùng nước mía có pha thêm một chút nước gừng tươi để chữa chứng nôn mửa; khi viêm kết mạc cấp tính nên uống nước mía có hoà lẫn nước sắc hoàng liên để giúp chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh chóng; với các bệnh lý hô hấp có biểu hiện môi khô họng khát, ho khan, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo kết... nên ăn cháo nấu bằng nước mía để thanh hư nhiệt, nhuận phế, chỉ khái và trừ đàm...
Mía và nước mía là đồ ăn thức uống rất tốt nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn. Vả lại, mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và những người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nhiều nước mía.
(Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn // Báo Sức khỏe & Đời sống)

Giảm huyết áp bằng ngô

 

Trong hạt ngô chứa rất nhiều đạm, chất mỡ, chất đường và đặc biệt dồi dào hydrat carbon. Có thể nó, cây ngô là một thức ăn vừa bổ dưỡng, giúp tái tạo và tăng cường năng lượng.
Bắp ngô
Các nghiên cứu khoa học cho biết trong hạt ngô còn chứa rất nhiều vitamin E. Người sử dụng có có thể dùng bắp ngô dưới nhiều hình thức như dùng nguyên bắp ngô luộc hay nướng, dùng hạt để hầm hay rang, hoặc xay thành bột để làm bánh hay nấu chè, ghế vào cơm.
Nước sắc hạt ngô là một loại thức uống bổ dưỡng. Dùng 50 hạt ngô bỏ vào 1 lít nước, đun sôi khoảng 1 giờ để nguội rồi uống tuỳ nhu cầu.
Theo Đông y, bắp ngô có vị ngọt tính bình có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm thận phù thũng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, đái tháo đường, huyết áp cao.
Râu ngô
Râu ngô
Có chứa rất nhiều kali, tinh dầu, vitamin C (chống bệnh hoại huyết, tăng cường sức đề kháng, chống các bệnh đề kháng, nhiễm trùng (tham gia chuyển hóa thức ăn).
Bên cạnh đó râu ngô còn chứa khá nhiều vitamin K (có tác dụng chống bệnh xuất huyết) với tỷ lệ muối kali rất cao, làm tăng bài tiết mật, có tác dụng lợi tiểu mạnh. Vì thế, râu ngô rất có ích cho những trường hợp bị viêm thận, viêm bàng quang cấp hay bệnh mãn tính, bệnh gút, bệnh tim. Râu ngô còn có thể làm tăng lượng nước tiểu lên từ 3- 6 lần.
Những trường hợp mắc các bệnh trên, mỗi ngày có thể dùng từ 20- 40g râu ngô đun sôi với một lít nước, uống dần trong ngày.
Một số bài thuốc từ cây ngô
Chữa bệnh huyết áp cao:Ngô non để cả bẹ gồm cả râu. Đem luộc lấy rồi ăn trong ngày, nước luộc ngô uống thay nước.
Chữa viêm túi mật:Ngô non: 100g (để cả bẹ và râu). Nhân trần: 30g. Cam thảo: 10g. Đem những thứ trên sắc chung, uống ngày ba lần, mỗi lần 60ml ăn kèm ngô đã luộc.
(Theo DanTri)

Râu ngô, thuốc của người nghèo


Cứ vào tầm buổi chiều, ngoài ngõ lại xuất hiện tiếng rao nhẹ nhàng của cô bé bán ngô (bắp) luộc . Ngày nay ngô chủ yếu được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi. Chỉ loại ngô nếp non được người bán hàng rong chọn mua về để luộc bán làm quà vặt ăn chơi. Người bán ngô luộc thường đi bán rong vào nữa đầu buổi chiều, khi mà nhiều người có cảm giác thích thú được ăn một thứ gì đó nhẹ nhàng không phải chuẩn bị nhiều. Lúc đó mà gặp cô bé bán ngô luộc thì thật là hợp cảnh. Chỉ cần 1 nghìn đồng là đã được 2-3 bắp ngô nóng hổi mới vớt trong nồi ra. Mua ngô luộc còn có cái thú được người bán hàng cho thêm một bát nước luộc ngô, uống vào vừa ngọt vừa mát. Nhưng nhiều người còn chưa biết bát ngô luộc đấy chính lại là vị thuốc của người nghèo.
Trong râu ngô có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo , vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.
Tác dụng dược lý của râu ngô là tác dụng hỗn hợp của các chất kể trên :
- Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.
- Uống nuớc râu ngô còn làm hạ đường huyết , tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.
- Dùng râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật .
- Nước luộc rau ngô có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh về thận .
- Nước luộc rau ngô có tác dụng trong các trường hợp bị phù có quan hệđến bệnh tim.
- Thường xuyên dùng nước luộc râu ngô lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.
- Nuớc hãm râu ngô có tác dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung, nhất là tạngngười dễ chảy máu.
* Ðối với trường hợp đã bị bệnh sỏi thận hoặc tiết niệu thì có thể làm thuốc điều trị từ râu ngô như sau :
+ Cho 10 gam râu ngô vào 200 ml nuớc sôi, đun cách thủy 30 phút lấy nước hãm.
+ Nếu làm nuớc sắc râu ngô thì lấy 10 gam râu ngô cho vào 300 ml nước rồi đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút .
Nước hãm , nước sắc râu ngô dùng mỗi lần từ 20 - 60 ml trước các bữa ăn 3 - 4 giờ.
Có thể nói râu ngô chính là một loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống oxy hoá tốt hơn bất cứ một loại thuốc bổ nào. Nhiều ngườithuờng đi mua những loại thuốc phối hợp các loại vitamin chống oxy hoá khá đắt tiền để làm thuốc bổ nâng cao thể trạng, tăng cuờng sinh lực, chống lão hoá. Nhưng có một loại thuốc tự nhiên bao gồm nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp kéo dài tuổi thanh xuân, không độc hại mà lại rẻ tiền . Ðó chính là râu ngô.
Người trồng ngô đôi khi dùng ngô làm thức ăn hàng ngày, vì thế mà họ tránh được bệnh nan y vì rau ngô là một thứ họ thường hàng ngày khi uống nước luộc ngô. Nhờ tác dụng dược lý của râu ngô nói trên ở một số nước, người ta đã sấy râu ngô rồiép thành viên hoặc nấu cao lỏng râu ngô. Các sản phẩm này được dùng làm thuốc lợi mật trong các bệnh viêm túi mật, viêm gan, viêm tiểu kết tràng và các bệnh về mật và đường ruột khác.
Trong thực tế , ở nông thôn , vào vụ thu hoạch ngô có rất nhiều râu ngô bị bỏ đi. Việc sử dụng nước luộc ngô cũng tận dụng được một ít râu ngô có trong các bắp ngô luộc. Nhiều người thường thu mua râu ngô, phơi khô để dùng dần. Cách đơn giản là làm nuớc sắc hay nước hãm râu ngô như đã giới thiệu ở trên.
Râu ngô là vị thuốc quý . Bà con ta ở những nơi có trồng ngô nên tận dụng để làm thuốc, vừa tốt vừa rẻ tiền. Có người bán cả xe thồ bắp ngô mới mua được một hộp thuốc multivitamin trong hiệu thuốc về cho con ốm. Nhưng chính xe thồ bắp ngô đó còn có hiệu quả hơn nhiều so với lọ thuốc đắt tiền vừa mua được.
(Theo DS QUỐC ANH - Báo Thuốc & Sức Khỏe)
Bệnh suy nhược cơ thể là trạng thái mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả, chứng hư lao, do lao động nặng trong thời gian dài, ăn uống kém chất dinh dưỡng, do mắc bệnh cấp tính nặng nay đang bình phục, phụ nữ sau sinh nở và thời kỳ nuôi con. Một nguyên nhân nữa là do bẩm sinh. Cơ thể suy yếu từ trong bào thai, quá trình phát triển cơ thể chậm chạp. Dù bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến cơ thể suy nhược đều chung một điểm là có sự giảm sút về tinh thần, khí huyết, tân dịch, làm mất sự điều hòa công năng của các tạng phủ. Xin giới thiệu những bài thuốc nam và món ăn chữa bệnh hiệu quả.

râu ngô - tinsuckhoe.comBài 1:Chữa suy nhược cơ thể sau viêm đại tràng, loét dạ dày – tá tràng, rối loạn tiêu hóa kéo dài. Bài thuốc gồm: bố chính sâm 16 g, bạch truật 12 g, củ mài 12 g, biển đậu 12 g, ý dĩ 12 g, vỏ quýt 6 g, hạt sen 12 g, hạt cau 10 g, nam mộc hương 6 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.
Bài2: Chữa suy nhược cơ thể sau viêm phế quản mạn, lao phổi. Cần thục địa 12 g, mạch môn 12 g, thiên môn 12 g, vỏ rễ dâu 12 g, củ mài 16 g, quy bản 10 g, mạch nha 10 g, vỏ quýt 6 g, bán hạ chế 8 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.
Bài 3:Trị suy nhược cơ thể ở người già. Dùng thục địa 12 g, hà thủ ô 12 g, củ mài 12 g, củ súng 12 g, nam đỗ trọng 20 g, ba kích 12 g, cao quy bản 10 g, cao ban long 10 g, phụ tử chế 8 g, nhục quế 4 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần. Riêng cao ban long và cao quy bản, sau khi sắc thuốc chắt ra mới cho vào, hoặc tán bột, làm viên hoàn, uống ngày 20-30 g với nước sôi nguội hoặc nước muối loãng.
Bài 4:Dùng cho phụ nữ sau sinh, thiếu máu hoặc người mắc một số bệnh về máu gây thiếu máu. Bài thuốc gồm: quả dâu chín 16 g, hà thủ ô 12 g, long nhãn 12 g, hạt sen 12 g, đỗ đen sao 12 g, lá vông 12 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.
Bài 5: Chữa suy nhược cơ thể sau một số bệnh truyền nhiễm gây sốt cao, viêm khớp dạng thấp, tăng huyết áp. Cần rau thai nhi 1 cái, đảng sâm (hoặc bố chính sâm) 16 g, thục địa 16 g, đỗ trọng 12 g, ngưu tất 16 g, hoàng bá 8 g, thiên môn 12 g, mạch môn 12 g, bạch linh 12 g, quy bản 12 g. Tán bột, nhào với mật làm viên, uống 20g mỗi ngày, chia làm 2 lần.
Các món ăn chữa suy nhược cơ thể:
Bài 1:Chữa suy nhược do tăng huyết áp. Cần râu ngô hoặc bắp ngô non 30 g, móng giò 1 cái, gừng 5 g, hành và gia vị vừa đủ. Tất cả ninh nhừ. Cách ngày ăn 1 lần, ăn trong 3 tuần liền.
Bài 2: Chữa suy nhược cơ thể ở người gầy yếu và phụ nữ sau sinh. Dùng gà trống non (7-8 lạng): 1 con, quy thân 10 g, đảng sâm 15 g, thục địa 15 g, kỷ tử 10 g, hạt sen 20 g, ngải cứu 20 g, gừng, hành, gia vị vừa đủ. Tất cả hầm nhừ, 1 tuần ăn 2 lần, ăn trong 4 tuần liền.
Bài 3: Chữa viêm suy nhược do phế quản mạn, hen phế quản. Cần chim cút 1 con, cát cánh 15 g, mạch môn 12 g, sa sâm 12 g, đại táo 7 quả, gừng, hành, rượu, gia vị vừa đủ. Tất cả hầm nhừ, cách ngày ăn 1 lần, trong 4 tuần liền

Phân tích theo đông y :
Râu bắp và ruột bấc trong thân cây ngô có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh thận và bàng quang trị đái vàng rắt buốt, bí tiểu, viêm tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sạn niệu, bàng quang, phù thủng, làm hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da.
Ứng dụng kinh nghiệm đông y trong dân gian :
1-Chữa cao áp huyết :
Uống nước luộc bắp mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 200cc cho đến khi áp huyết trở lại bình thường và ổn định.
.
2-Chữa cao áp huyết, viêm gan mật, bí tiểu:
Dùng 30g râu bắp với 300cc nước sắc cạn còn 100cc, uống 1 lần mỗi ngày
3-Chữa nhiễm khuẩn đường niệu, sưng phù, bệnh thận, nội tạng xuất huyết :
Đã có một bệnh nhân nằm điều trị trong bệnh viện, chân sưng phù, đại tiểu tiện ra huyết do xuất huyết nội tạng liên tục hơn 1 tuần lễ, nhưng tìm không ra nguyên nhân, tây y tiếp tục xét nghiệm tìm theo hướng nghi ngờ ung thư. Tôi đề nghị mua 2 pounds râu bắp khô ở tiệm thuốc bắc, mỗi lần sắc 0,5 pound với 2 lít nước cạn còn 300cc, uống vào sáng và chiều trong 2 ngày. Chứng xuất huyết nội tạng, tiêu tiểu ra máu và chân sưng phù đã khỏi, bệnh nhân được xuất viện.
4-Chữa tiểu đường :
a-Dùng hạt bắp nhúng nước ủ cho mọc mầm. Dùng mầm khô sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 20-30g uống vớI nước canh rau khoai lang.
b-Ăn chè bắp non nấu vớu củ mài (hoài sơn).
c-Ăn canh rau khoai lang đỏ mỗi ngày.
5-Chữa viêm gan, tắc mật, vàng da, tiểu vàng, đại tiểu tiện ra máu, phù thủng, viêm thận cấp :
Sắc 40g râu ngô khô (mua ở tiệm thuốc bắc) uống như nước trà trong ngày.

Ngô là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng. Dưới đây là một số bài thuốc được chế biến từ rau ngô có tác dụng hữu hiệu trong việc chữa bệnh:
Cháo râu ngô + ý dĩ
Nguyên liệu: 50 g ý dĩ, 50 g ngô, 15 g râu ngô, 15 g rễ cỏ tranh
Cách làm: Trước tiên luộc rễ cỏ tranh, râu ngô, 20 sau cho thêm ý dĩ, ngô vào nấu thành cháo.
Tác dụng: Thanh nhiệt trị thấp, lợi tiểu, tiêu phù.
Canh râu ngô + cỏ tranh
Nguyên liệu: 30 g râu ngô, 30 g rễ cỏ tranh, 8 quả táo tàu.
Cách làm: Dùng nước lạnh ngâm khoảng 1 tiếng, đun với lửa 40 phút. Chia thành 2 lần để ăn
Tác dụng: Có thể thanh nhiệt lợi gan bài sỏi. có tác dụng tốt cho người mắc chứng sỏi mật.
Trà râu ngô + thạch hộc
Nguyên liệu: 10g thạch hộc, 15g bông lau, 20g ngô
Cách làm: Sắc thành trà để uống, mỗi ngày sắc một ấm
Tác dụng: Dưỡng âm thanh nhiệt lợi tiểu. Thích hợp cho những người bí tiểu, khô cổ, da khô nhăn.
Canh tể thái + râu ngô
Nguyên liệu: 30 g râu ngô, 15 g tể thái, 18 g rễ cỏ tranh
Cách làm: Sắc thuốc với 3 vị này
Tác dụng: Dưỡng âm thanh nhiệt, lọc máu, cầm máu, lợi tiểu. Thích hợp cho người đi tiểu ra máu do âm suy kiêm sưng phù.
Râu ngô nấu trứng gà
Nguyên liệu: 100 g râu ngô, 2 quả trứng
Cách làm: Rửa sách râu ngô và trứng gà, cho nước vào đun râu ngô và trứng gà.
Tác dụng: Có tác dụng bình gan thanh nhiệt, lợi tiểu trừ thấp, chữa bệnh tuyến tiền liệt

Ích lợi của cây cỏ sữa

Cỏ sữa lá lớn có tên khoa học là Euphoria hirta L. thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae), người Ấn thường gọi là “Lal dudhi”; có nhiều tác dụng trị liệu.
Cỏ thân mảnh mọc cao khoảng 50 cm, mọc hoang và được gọi bằng nhiều tên khác nhau, người Úc gọi là cỏ hen, cỏ rắn, cỏ lông mèo. Dân gian Việt Nam gọi là cỏ sữa vì khi bẻ ngang thân chỗ nào cũng tiết ra một chất nhựa mủ màu trắng đục như sữa.
Cỏ sữa được các thầy thuốc thuộc trường phái đối chứng trị liệu chú ý từ thời xa xưa. Nó xuất xứ từ Ấn Độ, được bào chế thành thuốc và sau đó du nhập vào một vài vùng ở châu Âu từ năm 1884. Các thầy thuốc y học hiện đại đã điều chế dịch chiết cồn của cỏ sữa và dùng trong trị liệu.

Cỏ sữa - Ảnh: Wikipedia
Trong thành phần của cỏ sữa có chứa nhiều axit galic, quercetin, hợp chất phenolic, một ít tinh dầu và vết alcaloit. Theo đông y, cỏ sữa có vị hơi đắng, chua, tính mát, hơi có độc, tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, giải độc, chống ngứa, thông sữa. Toàn cây đều được dùng làm thuốc.
Tác dụng trong điều trị
Người ta dùng lá cây cỏ sữa để cầm máu và điều trị các trường hợp rối loạn đường tiêu hóa. Nó giúp hạ sốt và làm mát cơ thể. Cỏ sữa giúp làm mềm da và làm giảm kích ứng các màng nhầy trong cơ thể; có tác dụng xổ nhẹ. Trong lá còn chứa nhiều cellulose. Mỗi ngày dùng 15 gr cỏ sữa (dùng riêng hoặc phối hợp với 5 gr hương nhu hay húng quế) ở dạng dịch ép nguyên chất, dạng bột dẻo hoặc dạng nước sắc.
Cỏ sữa được y học Vệ đà dùng từ xa xưa và nó được tin tưởng là một loại thuốc cổ truyền có tác dụng tốt đối với các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như ho, cảm lạnh, sổ mũi, viêm phổi và hen suyễn nhờ tác dụng làm giãn phế quản và các mạch máu ngoại vi.
Cỏ sữa rất hữu hiệu trong việc điều trị chứng tiêu chảy. Lấy khoảng 12 gr thân lá nghiền hoặc xay chung với ít nước và uống sẽ giúp cầm tiêu chảy và lỵ.
Rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh lậu, hoa liễu. Cây cỏ sữa còn được dùng để chữa liệt dương, xuất tinh sớm hoặc những trường hợp sinh lý yếu, xuất tinh ngoài ý muốn.
Lá cỏ sữa được dùng để trị bệnh giun sán, đặc biệt là nhóm giun đũa giun kim ở trẻ nhỏ. Cỏ sữa cũng giúp gia tăng lượng sữa cho những phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.
Có thể lấy cây cỏ sữa phơi khô nghiền thành bột trộn thành khối nhão sau đó đắp lên vết thương hay vết bỏng. Nó còn hữu hiệu để làm tiêu các mụn cóc bằng cách bôi trực tiếp trên vùng da bị nhiễm.
Chữa nứt môi hoặc viêm lưỡi: lấy dịch mủ của cây cỏ sữa bôi lên môi mau lành các vết nứt nẻ môi. Dịch mủ của cây cỏ sữa chà xát lên da đầu sẽ giúp cho tóc mọc mau và tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, cần tham khảo kỹ ý kiến người có chuyên môn trước khi dùng.
Cách dùng đơn giản
- Dạng trà hãm nước sôi, mỗi lần dùng khoảng 1 gr, ngày 2 lần.
- Dạng nước sắc, 10-15 gr, sắc với 200 ml nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Dạng cao lỏng 1/1, ngày 10-15 ml uống trong ngày.
- Dạng cồn 1-3 ml mỗi ngày.
- Dùng ngoài không kể liều lượng.
Lưu ý:Không nên dùng cỏ sữa liều cao vì có thể gây kích ứng dạ dày và gây nôn mửa, vì vậy nên uống cùng lúc khi ăn. Khi ngộ độc có thể dẫn đến tiêu chảy và rối loạn nhịp tim, giải độc bằng nước sắc cam thảo bắc và kim ngân hoa (12-16 gr).
(Theo Dược sĩ Lê Kim Phụng // Thanhnien Online)

Ké đầu ngựa và công dụng chữa lở ngứa

Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số phương tiêu biểu để tham khảo và có thể áp dụng trị bệnh lở ngứa.
Phương thuốc chữa lở ngứa người lớn: vỏ cây gạo có gai thái tươi phơi khô 40g, ké đầu ngựa sao vàng 20g, dây vảy ốc leo thái tươi phơi khô 20g, cỏ chỉ thiên 16g, cỏ nhọ nồi 16g, dây kim ngân 12g, ô rô nước 8g cho cùng vào sắc uống 3 lần trong ngày.
Gia giảm: Nếu da nơi lở ngứa khô, không mồ hôi, gia hương nhu, hoa kinh giới, trắc bách diệp, bỏ kim ngân và nhọ nồi trong phương trên.
Nơi lở ngứa chảy nước vàng, gia sài đất.
Đái dắt nước vàng nóng, tức bọng đái, gia thổ phục linh, lá cối xay nhưng lại bỏ kim ngân, nhọ nồi trong phương trên.
Phụ nữ ra khí hư, gia lá bạc thau, vòi voi, sài đất, bỏ kim ngân, nhọ nồi.
Người gầy yếu, bỏ kim ngân, nhọ nồi, gia lá sung, lá tiết dê, dây chiều, xích đồng nam, dây tơ hồng xanh.
Phụ nữ sau sinh đẻ bị lở ngứa, ăn yếu, chậm tiêu, sữa ít, chân tay tê mỏi, bỏ kim ngân, nhọ nồi, gia lá sung, lá mít, nàng nàng, cây cà gai, dây chiều, hương phụ chế.
Trị lở ngứa trẻ em: ké đầu ngựa 20g, vỏ gạo gai 20g, dây kim ngân 12g, dây vảy ốc 12g, sài đất 12g, dây và lá bạc thau 8g. Sắc uống đặc ngày 1 thang chia 3 lần, mỗi lần uống có thể thêm đường cho dễ uống hoặc cho vào 7 - 8 khẩu mía. Nếu trẻ nào kèm ho gà, gia vỏ quýt lâu năm, lá chanh, cà gai leo.
Kết hợp: Kiêng dùng xà phòng khi tắm, đun nước sôi để nguội tắm. Có thể cho lá sòi và củ dáy dại đun sôi kỹ chắt lấy nước tắm, không pha nước lã hoặc bất cứ nước gì.
Cần ăn kiêng các thức như tôm, cua, nhộng tằm, ớt, chuối tiêu, thịt gà, thịt chó.
( theo dinhduong)

Mướp đắng trị ho, ổn định huyết áp

Mướp đắng chữa dị ứng, đau váng đầu, đau thắt ngực, lở ngứa ngoài da, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, bí kết đại tràng và điều trị tăng huyết áp...
Theo Đông y, mướp đắng vị đắng, tính mát, hơi hàn. Mướp đắng đun làm nước tắm cho trẻ trong mùa hè để trừ rôm sảy, làm thuốc chữa ho, chữa cảm mùa hè, thanh nhiệt ở phế và vị, chữa dị ứng, đau váng đầu, đau thắt ngực, lở ngứa ngoài da, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, bí kết đại tràng. Ngoài ra còn có tác dụng an thần, kết hợp với những vị khác để điều trị tăng huyết áp. Mướp đắng chế biến làm thuốc bằng cách thái lát, phơi khô, sao vàng rồi bảo quản để dùng dần. Lá mướp đắng có thể dùng tươi, giã đắp, nấu nước tắm hoặc sắc uống.
Mướp đắng được dùng làm thuốc trong các trường hợp sau:
Mùa hè bị cảm thử:ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, thở nông hụt hơi, buồn nôn, người chao đảo, mệt lả: mướp đắng 20g, biển đậu 16g, tang diệp 16g, hoàng kỳ 12g, mẫu lệ (chế) 12g, đương quy 12g, sa sâm 12g, quế 8g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Ho, đau rát họng, sổ mũi, hắt hơi: mướp đắng 20g, tía tô 16g, trần bì 12g, cát cánh 12g, mạch môn 16g, sâm hành 12g, sinh khương 6g, kinh giới 12g, cam thảo 12g, lá xương sông 16g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Ngứa nhiều, gãi nhiều, da bị trầy xước từng mảng: mướp đắng 20g, sài hồ 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, nam hoàng bá 16g, cỏ mực 16g, hoa hòe (sao) 12g, huyền sâm 10g, cam thảo đất 16g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bệnh zona: mướp đắng 20g, thổ linh 20g, cam thảo đất 16g, nam bạch chỉ 16g, kinh giới 12g, sài hồ 12g, thủ ô (chế) 10g, đương quy 12g, phòng sâm 12g, hoài sơn 12g, mã đề thảo 16g, bồ công anh 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Trà dược trị tăng huyết áp: mướp đắng, hoa hòe, cam thảo đất, dừa cạn, rau má, lá đắng, mã đề, lá đinh lăng mỗi vị 100g (dược liệu ở dạng khô). Các vị sao giòn, tán vụn trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 35 – 40g, cho thuốc vào ấm, hãm nước sôi khoảng 15 phút là được. Uống dần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, lợi tiểu, an thần, chống đau đầu, chao đảo, ổn định huyết áp, phòng ngừa tai biến.
Chữa đái tháo đường: mướp đắng 20 – 25g sắc nước uống hằng ngày.
Trị sỏi đường tiết niệu: mướp đắng dùng cả cây và lá, thái ngắn phơi khô, cất giữ cẩn thận, mỗi ngày lấy 1 nắm nấu nước uống, uống liên tục nhiều ngày. Tác dụng: bào mòn và tống sỏi ra ngoài. Đây là bài thuốc kinh nghiệm của đồng bào ở Ninh Thuận, Bình Thuận thấy có kết quả cao.
Trị gan nhiễm mỡ: mướp đắng 20g, ngũ gia bì 12g, nhân trần 12g, cây chó đẻ 6g, cam thảo đất 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục nhiều ngày. Công dụng: thanh can hóa ứ, trừ thấp, thông lạc…
Nhiệt kết ở đại trường gây táo bón, bụng đầy khó chịu: mướp đắng 20g, sinh địa 12g, hoàng cầm 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g, cam thảo 12g, đương quy 12g, đại táo 10g, mạch môn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
(Theo afamily)

Rau mùi (mùi ta)


Rau mùi










Mùi ta hay còn gọi là ngò (rau ngò) ngoài tác dụng làm rau gia vị, Đông y còn dùng như một vị thuốc chữa một số chứng bệnh. Theo Đông y rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, có công dụng làm tiêu thức ăn. Hạt mùi có công dụng trị các chứng đậu sởi, phá các mụn độc, làm mau lành các chứng lở, thông đại tiểu tiện, trị phong tà, tiêu đờm, kích thích tiêu hóa. Quả mùi còn được sử dụng trong công nghệ làm nước hoa, nước gội đầu, ướp trà, làm rượu..

Trị chứng kiết lỵ: Khi mắc phải chứng kiết lỵ thì lấy 1 nắm hạt mùi, sao thơm, tán nhỏ, uống ngày 2 lần mỗi lần khoảng 7 - 8g. Nếu bị lỵ ra máu thì uống hạt mùi với nước đường, lỵ đàm thì uống với nước vắt từ gừng giã nhuyễn.

Trị chứng tiêu chảy ra máu: Lấy một nắm hạt mùi sao thơm, tán nhỏ ngày uống 2 lần, mỗi lần 7g với nước sôi để ấm, rất có kết quả.

Trị chứng đau bụng âm ỉ, đầy bụng khó tiêu: Lấy 1 nắm rau mùi, 100g vỏ quýt rửa sạch, sắc uống.

Trị chứng ho, làm tăng sữa cho bà mẹ: Lấy 20g rau mùi sắc uống.

Trị chứng trì lòi dom, lở loét: Lấy 100g hạt mùi sao thơm, tán bột. Mỗi lần uống khoảng 7 - 8g cùng với rượu lúc đói bụng. Bài thuốc này chỉ cần uống vài lần là đỡ.

Trị chứng lở loét lưỡi: Khi bị lở loét niêm mạc lưỡi đau rát, ăn uống khó khăn thì lấy 15g lá rau mùi, 10g lá rau húng chanh đem ngâm và rửa sạch bằng nước muối rồi nhai thật kỹ, nuốt từ từ sẽ cho kết quả tốt.
(Theo BS Nguyễn Thị Thêu // Tienphong Online)

Cây cối xây

tbal canh

Tên khác: Nhĩ hương thảo (磨盘草), Kim hoa thảo.

Cây cối xay

Tên khoa học: Abutilon indicum (L.) Sweet, họ Bông (Malvaceae).
Mô tả:
Cây: Cây nhỏ sống hàng năm hay lâu năm, mọc thành bụi, cao 1-2m, có lông mềm trên toàn thân và các bộ phận của cây. Lá mọc so le, hình tim, mép khía răng. Hoa vàng, mọc ở nách lá, có cuống dài bằng cuống lá. Quả gồm tới 20 lá noãn dính nhau nom như cái cối xay lúa. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt.
Mùa hoa quả tháng 2-6.
Dược liệu: gồm các đoạn thân, cành, lá, hoa, quả. Tất cả các bộ phận đều có lông. Thân lớn đường kính khoảng 1,2 cm, được cắt vát dài 1 – 1,5 cm. Thân nhỏ và cành thường được cắt thành đoạn dài 3 – 4 cm. Vỏ thân có vân nhăn nheo dạng lưới, màu nâu xám nhạt hay lục xám, vỏ cành thường nhẵn. Lá khô bị nhăn nheo, nhàu nát, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn, nếu ngâm nước rồi rải trên một mặt phẳng sẽ thấy lá mỏng mềm, hình tim, đầu nhọn, dài rộng khoảng 5 – 10 cm. Hoa màu vàng, có cuống, mọc đơn độc ở nách lá. Quả hình cầu cụt đầu giống thớt cối xay, đường kính 1,5 – 2 cm, có khoảng 20 phân quả, mỗi phân quả có một vỏ nhọn như gai, có lông dày, chứa 3 hạt màu đen nhạt, hình thận.
Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta.
Thu hái: Vào mùa hạ, đem về, giũ sạch bụi, cắt thành những đoạn theo kích thước quy định, phơi hoặc sấy khô.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Abutili indici), rễ, hạt.
Thành phần hóa học: Lá chứa nhiều chất nhầy và asparagin. Cây chứa tinh dầu với các thành phần là b-pinen, caryophyllen oxyd, cineol, geraniol, geranyl acetat, alemen, eudesmol, farnesol, borneol. Hạt chứa raffinose 1,6% và dầu nửa khô 4,21% gồm chủ yếu là glycerid của các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic. Rễ chứa dầu béo, b- sitosterol, b-amyrin và một alcaloid chưa xác định.
Công năng: Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu.
Công dụng: Cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng.
Cách dùng, liều lượng: Sắc uống hoặc giã nát đắp mụn nhọt. Lá ngày dùng 8 – 20g, hạt 2 – 4g, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
1. Đau tai, tật điếc: Cối xay 60g hoặc 20-30g quả, nấu với thịt lợn mà ăn. Đối với tật điếc, dùng rễ Cối xay, Mộc hương, Vọng giang nam, mỗi vị 60g, nấu với đuôi lợn mà ăn.
2. Sau khi đẻ phù thũng: Lá Cối xay 30g, ích mẫu 20g sắc uống.
3. Kiết lỵ hay mắt cá màng mộng: Quả Cối xay, hoa Mào gà mỗi vị 30g, sắc uống.

Ghi chú:
Người có thận hư hàn, tiểu tiện nhiều và trong, ỉa chảy không nên dùng. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận.

Cây chó đẻ răng cưa

pông khnong

Tên khác: Diệp hạ châu (叶下珠).

Cây chó đẻ răng cưa

Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Mô tả: Cây thảo sống hàng năm hoặc sống dai. Thân cứng màu hồng, lá thuôn hay hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Lá kèm hình tam giác nhọn. Cụm hoa đực mọc ở nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc không có, đài 6 hình bầu dục ngược, đĩa mật có 6 tuyến, nhị 3 chỉ nhị rất ngắn, dính nhau ở gốc. Hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài 6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật hình vòng phân thùy, các vòi nhụy rất ngắn xẻ đôi thành 2 nhánh uốn cong, bầu hình trứng. Quả nang không có cuống, hạt hình 3 cạnh.Cây mọc hoang ở khắp nơi, trong nước cũng như ở các nơi trong các vùng nhiệt đới.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Phylanthi).
Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta.
Thu hái: vào mùa hè, rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm rồi cất dùng.
Tác dụng dược lý:

Điều trị viêm gan:

Tại Việt Nam, khá nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan của Diệp hạ châu đã được tiến hành, chẳng hạn: nhóm nghiên cứu của Lê Võ Định Tường (Học Viện Quân Y – 1990 – 1996) đã thành công với chế phẩm Hepamarin từ Phyllanthus amarus; nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt, Nguyễn Thượng Dong (Viện Dược Liệu) với bột Phyllanthin (2001).
Tác dụng trên hệ thống miễn dịch:
Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV. Năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb cũng đã chiết xuất từ Diệp hạ châu được một hoạt chất có tác dụng này và đặt tên là “Nuruside”.
Tác dụng giải độc:
Người Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc dùng Diệp hạ châu để trị các chứng mụn nhọt, lở loét, đinh râu, rắn cắn, giun. Nhân dân Java, Ấn Độ dùng để chữa bệnh lậu. Theo kinh nghiệm dân gian Malaysia, Diệp hạ châu có thể dùng để trị các chứng viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo,… Công trình nghiên cứu tại Viện Dược liệu – Việt Nam (1987 – 2000) cho thấy khi dùng liều 10 – 50g/kg, Diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp trên chuột thí nghiệm.

Điều trị các bệnh đường tiêu hóa:

Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,..
Bệnh đường hô hấp:
Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao,. ..
Tác dụng giảm đau:
Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đã khám phá tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của một vài loại Phyllanthus, trong đó có cây Diệp hạ châu – Phyllanthus niruri. Tác dụng giảm đau của Diệp hạ châu mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin. Tác dụng này được chứng minh là do sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong Diệp hạ châu.
Tác dụng lợi tiểu:
Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng. Ở Việt Nam, Diệp hạ châu được dùng sớm nhất tại Viện Đông y Hà Nội (1967) trong điều trị xơ gan cổ trướng. Một nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina (Brazil-1984) đã phát hiện một alkaloid của Diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi mật của cây thuốc.

Điều trị tiểu đường:

Tác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày.
Thành phần hoá học: flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin.
Công năng: Thanh can, minh mục, thấm thấp, lợi tiểu.
Công dụng: trẻ con cam tích, phù thủng do viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang, viêm ruột, tiêu chảy, họng sưng đau.
Cách dùng, liều lượng: Lợi tiểu, chữa phù thũng. Chữa đinh râu, mụn nhọt (giã nát với muối để đắp). Chữa viêm gan virut B. Ngày uống 20-40g cây tươi, có thể sao khô, sắc đặc để uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Bài thuốc:
+ Chữa suy gan do nghiện rượu, ứ mật: Diệp hạ châu : 10g, Cam thảo đất : 20g
Cách dùng : Sắc uống thay nước hàng ngày.
+ Chữa viêm gan do virus B: Diệp hạ châu đắng: 100g Nghệ vàng : 5g.
Cách dùng : Sắc nước 3 lần. Lần đầu 3 chén, sắc còn 1 chén. Lần 2 và 3 đổ vào 2 chén nước với 50g đường, sắc còn nửa chén. Chia làm 4 lần, uống trong ngày.
Ghi chú: Cây chó đẻ thân xanh (Diệp hạ châu đắng – Phyllanthus amarus Schum et Thonn.) cũng được dùng với cùng công dụng.
- Chế phẩm Hepaphil lọ 100 viên nang XNDPTƯ 25 chữa viêm gan virut B.

Cam thảo dây

pakrom
Tên khoa học: Abrus precatorius L.

Cây cam thảo dây

Họ: Đậu (Fabaceae).
Tên khác: Dây cườm cườm, Dây chi chi
Mô tả:
Cây leo với cành nhánh nhiều và mảnh. Lá kép lông chim chẵn gồm 9-11 cặp lá chét thuôn, tù, màu lục sẫm; cuống lá chét và cuống lá kép đều có đốt. Hoa nhiều, nhỏ, màu hồng hay tím nhạt, có tràng hoa dạng bướm, xếp thành chuỳ ở nách lá. Quả đậu dẹt, có 3-7 hạt. Hạt hình trứng, nhẵn bóng, to bằng hạt đậu gạo, màu đỏ chói, có một đốm đen rộng bao quanh tễ. Mùa hoa quả tháng 3-6 trở đi đến tháng 9-10.
Phân bố:
Loài cây liên nhiệt đới, mọc hoang trong các rừng còi, rừng thưa vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng. Ở nước ta, thường gặp nhiều ở các tỉnh miền Trung từ Thừa Thiên – Huế đến Ninh Thuận. Cũng thường được trồng làm cảnh và làm thuốc ở nhiều nơi.
Trồng trọt:
Bộ phận dùng:
Phần trên mặt đất (Herba Abri precatorii)
Thu hái, chế biến:
Trồng được 3 tháng đã có thể thu hoạch dây lá. Cắt các đoạn dây mang lá, quấn lại thành bó rồi phơi khô. Thu hái rễ vào mùa xuân-hè; thu hoạch quả vào mùa thu rồi phơi khô, đập lấy hạt.
Thành phần hóa học:
Lá, rễ Cam thảo dây chứa một chất ngọt tương tự glycyrrhizin của Cam thảo, nhưng vị khó chịu và đắng. Hạt chứa một albumin độc (toxalbumin) là abrin có cấu trúc và tính chất gần với ricin trong hạt thầu dầu; 1/2mg abrin đã là liều tử cho người trưởng thành; còn có các chất khác như L. abrin, abralin, precatorin, hemaglutinin, trigonellin. N-dimethyl tryptophan methyl este, hypaphorin, một số sterol như stigmasterol, brassicasterol, men ureaza. Vỏ hạt chứa chất màu là abarnin (anthocyan monoglycosid).
Công năng:
Dây lá, rễ Cam thảo dây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hạt có vị đắng, rất độc, có tác dụng thông cửu khiếu, sát trùng, tiêu viêm. Abrin là một albumin độc; khi vào cơ thể, nó sẽ tạo ra một kháng thể gây vón hồng cầu dễ dàng, làm phù tẩy kết mạc và gây hại tới giác mạc một cách vĩnh viễn.
Ở Đông Phi, có nơi dùng lá trị rắn độc cắn. Ở Inđônêxia, người ta dùng dây lá làm thuốc chữa đau bụng, trị bệnh spru (ỉa chảy vùng nhiệt đới). Ở Philippin, lá và rễ sắc chữa ho, chữa đau mắt hột mạn tính. Rễ dùng thay Cam thảo vì có tính làm dịu. Hạt dùng để tẩy nhưng độc nên không dùng nhiều. Ở Ấn Độ, người ta dùng hạt làm thuốc tẩy, gây nôn và kích dục, dùng trong những rối loạn thần kinh và ngộ độc của súc vật. Người ta cũng dùng bột làm thuốc đạn gây sẩy thai. Rễ cũng dùng gây nôn và chống độc.
Công dụng:
Người ta thường dùng dây lá Cam thảo dây để điều hoà các vị thuốc khác, dùng chữa ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng. Có thể dùng thay Cam thảo bắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Người ta còn dùng lá Cam thảo dây nhai với muối và nuốt nước để chữa chứng đánh trống ngực. Hạt chỉ dùng ngoài để sát trùng, tiêu viêm, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ (giã nhỏ đắp); tốt nhất là trị vú sưng đau do tắc tia sữa: người ta lấy một lượng vừa đủ, giã nát, nghiền thành bột, trộn với dầu mè bôi và đắp ngoài.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 8 – 16g sắc uống, dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Ghi chú:
Hạt cam thảo dây rất độc. Chất độc đó là abrin, tan được trong nước. Nếu đem hạt giã nhỏ, hòa với nước uống sẽ bị ngộ độc với triệu chứng biếng ăn, ăn mất ngon, mệt mỏi, đau đầu dữ dội, huyết áp hạ, mất thăng bằng cơ thể, chân tay run rẩy, nôn mửa, tiêu chảy. Thời kỳ tiền ngộ độc kéo dài ít nhất vài giờ trước khi xuất hiện triệu chứng ngộ độc. Nửa hạt cam thảo dây nhai nuốt cũng đủ gây độc cho người. Nước ngâm hạt cam thảo dây bôi vào chỗ da bị xước sẽ gây loét tại chỗ, nhỏ vào mắt sẽ gây phù tấy kết mạc dẫn đến hỏng giác mạc

Bụp giấm

bong krêng

Tên khoa học: Hibiscus subdariffla L., họ Bông (Malvaceae).

Bụp giấm
Mô tả: Cây sống một năm, cao 1,5 – 2m, phân nhánh gần gốc, mầu tím nhạt. Lá hình trứng, nguyên, mép lá có răng. Hoa đơn độc, mọc ở nách, gần như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi trắng. Quả nang hình trứng, có lông thô mang đài mầu đỏ sáng tồn tại bao quanh quả. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10
Bộ phận dùng: Đài quả, lá.
Phân bố: Cây này có nguồn gốc ở Tây Phi và được dùng để lấy lá, đài hoa dùng làm rau chua. ở nước ta, từ lâu cây Bụp giấm được trồng làm cảnh khá phổ biến ở nước ta. Cây này trồng nhiều ở miền Trung, có đặc tính không kén đất, ưa đất đồi núi, khí hậu nóng ẩm ở Đông Nam bộ.ở miền Bắc, cây này được trồng thí điểm ở vùng Hà tây và Bắc thái. Từ đầu thập niên 90 đến nay, Bụp giấm (giống lấy từ Đức) được Công ty Dược liệu TW 2 trồng nhiều ở Bà Rịa, Đồng Nai, Sông Bé, Bình Thuận (với diện tích khoảng 400 ha) để xuất khẩu. Năng xuất khoảng 400 -800kg đài khô/ha. Đài hoa phơi khô bảo quản được lâu, sau khi ngâm nước lại trở về trạng thái tươi.
Thu hái: Vào mùa thu, lúc các lá đài còn mềm, không nhăn héo và có màu đỏ sẫm. Và cũng chỉ thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở vì để lâu, dược liệu sẽ kém phẩm chất.
Tác dụng dược lý: Đài hoa Bụp giấm có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng. Kinh nghiệm dân gian là nhai ngậm đài hoa bụp giấm để trị viêm họng, ho.
Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu. Dịch chiết nước đài hoa Bụp giấm đem tiêm vào mèo thí nghiệm (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này bị ngăn cản bởi atropin Một chiết đoạn polysaccharit nụ hoa bụp giấm tan trong nước có tính chất như pectin polysacharit làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 cấy ghép trên chuột.
Dầu ép từ hạt bụp giấm và chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus… và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: aspergillus, trychophyton, cryptococcus…
Thành phần hoá học:
Cả lá, đài hoa Bụp giấm giầu về acid và protein. Các acid chính tan trong nước là acid citric, acid malic, acid tartric, acid hibiscus. Chúng cũng chứa gossypetin và clorid hibiscin là những chất có tính kháng sinh.
Hoa chứa một chất mầu vàng loại flavonol glucosid là Hibiscitrin; Hibiscetin; Gossypitrin và Sabdaritrin. Quả khô chứa canxi oxalat, Gossypetin, Anthocyanin (có tác dụng kháng sinh) và Vitamin C.
Hột chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ, 7% chất khoáng. Dầu hột bụp giấm tương tự như dầu hột bông vải có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da. Dầu chứa vitamin và các chất béo không no, có tác dụng tốt đối với người cao tuổi và người kiêng ăn.
Công năng: Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát. Quả chống scorbut…
Công dụng:
Lá có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, làm mứt.Có nơi dùng chế xiro. Người ta có thể cho xiro đó lên men. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa, quả để trị bệnh scorbut. Toàn cây có thể chế rượu vang: rượu có mầu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu, dáng dấp của vang Bordeaux.
Lá, đài của hoa bụp giấm chín rất nhanh và chỉ được thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở khi chúng còn mềm, không nhăn héo và có mầu đỏ xẫm. Lá đài để tươi, rửa sạch ép lấy nước, pha thêm đường và nước lọc làm đồ uống giải khát.
Sắc đài hoa mọng nước lấy nước uống hay hãm uống giúp cho tiêu hoá và trị các bệnh về mắt; Nó cũng dùng để trị bệnh tim và thần kinh, huyết áp cao, xơ cứng động mạch.
Gần đây, Rovesti và Griebel công bố tác dụng chữa xơ vữa động mạch và tính kháng khuẩn đường ruột cao của Bụp giấm.
Các nhà nghiên cứu Malaixia cho biết nước ép từ lá đài tươi của Bụp giấm có tác dụng bổ dưỡng và phòng ngừa bệnh ung thư.
Ở Thái Lan, lá đài Bụp giấm phơi khô sắc uống là thuốc lợi tiểu mạnh chữa sỏi thận. Lá và cành chữa ho, hạt bổ dạ dầy.
Ở Myanma, hạt Bụp giấm chữa suy nhược cơ thể, còn ở Đài loan, hạt được dùng để nhuận tràng nhẹ, bổ và lợi tiểu.
Ở Philippin, rễ Bụp giấm là thuốc bổ và kích thích tiêu hoá.
Trên thế giới hiện nay, người ta có xu hướng đi tìm và chiết xuất chất mầu từ cây cỏ để nhuộm mầu thức ăn và đồ uống thay thế cho các loại hoá chất. Nước ta cũng đã chiết mầu đỏ từ lá, đài Bụp giấm cho mục đích này.
Cách dùng, liều lượng: Sử dụng dưới dạng rượu vang, trà.
Ghi chú: Lá cây Bụp giấm thường được sử dụng để nấu canh chua, chế nước giải khát. Nước ta có sản xuất rượu vang Hibiscus phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Bí đao vị thuốc chữa bệnh giải nhiệt

Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn, đông qua, bạch qua, chẩm qua… là một loại quả làm rau và chế biến mứt rất thông dụng.
Trong thành phần của nó tuyệt đại bộ phận là nước, hàm lượng dinh dưỡng tương đối thấp và không chứa lipid. Cứ 100g bí đao có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19mg canxi, 12mg photpho, 0,3mg sắt và nhiều loại vitamin như: caroten, B1, B2, B3, C…

Quả bí đao
Tính vị trong Đông y
Theo Y học cổ truyền, bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt hóa đàm (giải nhiệt và làm tan đờm), trừ phiền chỉ khát (làm mát ruột và hết khát), lợi niệu tiêu thũng (lợi tiểu, làm hết phù), giải độc và giảm béo.
Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như: đàm nhiệt suyễn khái (bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt), nhiệt bệnh phiền khát, tiêu khát (đái tháo đường), thủy thũng (phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai…), tiểu tiện bất lợi, tả lỵ do nhiệt, mụn nhọt, béo phì… Bởi vậy, trong điều kiện nóng bức của mùa hè, việc dùng bí đao thường xuyên có một ý nghĩa giải khát và phòng chống bệnh tật rất tốt.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hàm lượng natri trong bí đao rất thấp nên có tác dụng trị liệu rất tốt đối với chứng xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, huyết áp cao, viêm thận, phù nề…
Hạt bí đao chứa uroenzyme, calabasinin… có tác dụng thanh phế nhiệt, loại mủ, tiêu đờm, lợi thấp, rất thích hợp cho việc trị liệu các bệnh lý đường hô hấp. Tuy nhiên, ngoài cách dùng làm rau ăn, phương thức chế biến bí đao thành các loại nước giải khát còn ít người biết đến.
Một số phương thức chế biến bí đao
Cách 1: bí đao 500g gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch rồi thái miếng, cho vào máy ép lấy nước, hòa thêm một chút muối, chia uống vài lần trong ngày.
Công dụng: ích tỳ, giải nhiệt tiêu độc, lợi niệu trừ phù. Dùng làm nước giải khát về mùa hè rất tốt, có ý nghĩa phòng chống cảm nắng, cảm nóng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sẩy…
Cách 2 : bí đao 500g, dưa hấu 500g, đường trắng vừa đủ. Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch; dưa hấu lấy ruột, bỏ hạt; hai thứ thái miếng, dùng máy ép lấy nước rồi chế thêm một chút đường trắng, chia uống nhiều lần trong ngày.
Công dụng: thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi niệu tiêu thũng. Dùng để giải nhiệt, phòng chống say nắng, say nóng…
Cách 3: bí đao 100g, bình quả (loại táo quả to nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước Đông Âu) 800g, cà rốt 200g, đường phèn 100g, trần bì 20g. Bí đao gọt vỏ bỏ ruột, thái miếng; bình quả rửa sạch, bỏ ruột, thái miếng; cà rốt cạo vỏ, thái miếng; trần bì ngâm nước cho mềm rồi thái chỉ.
Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, nấu trong 30 phút, chế thêm đường phèn, dùng làm nước giải khát. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, trừ phiền chỉ khát, lợi niệu tiêu thũng, trợ tiêu hóa, ích tỳ chỉ tả.
Cách 4: vỏ bí đao 100g, tàm đậu (đậu răng ngựa) 100g, nước 2 lít. Tất cả cho vào nồi nấu trong 2 giờ rồi bỏ bã lấy nước uống trong ngày. Công dụng: kiện tỳ trừ thấp, lợi thủy tiêu thũng. Thường được dùng làm thực phẩm cho những ngưòi tỳ vị hư yếu, ăn chậm tiêu, phù thũng, tiểu tiện bất lợi, nôn ra máu, phụ nữ có thai không đau bụng mà thỉnh thoảng ra máu (thai lậu).
Cách 5: bí đao 200g, lá sen 1 cái, nước 1 lít. Bí đao rửa sạch, thái miếng ; lá sen thái vụn. Hai thứ cho vào nồi nấu trong 1 giờ, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát. Công dụng: thanh nhiệt, giải thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, sinh tân chỉ khát. Dùng rất tốt cho những người bị mụn nhọt, viêm loét miệng lưỡi, béo phì, rối loạn lipid máu…
Cách 6: bí đao 200g, xa tiền tử 10g, nước 1 lít. Bí đao rửa sạch, thái miếng cho vào nồi nấu cùng xa tiền tử trong 60 phút rồi bỏ bã, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát trong ngày.
Công dụng: thanh nhiệt lợi tiểu. Hai thứ phối hợp với nhau tạo nên một loại nước giải khát có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu rất tốt.
Cách 7: bí đao 500g, xích tiểu đậu 100g, nước 1 lít. Bí đao rửa sạch, thái miếng, đem nấu với xích tiểu đậu trong 60 phút, chế thêm một chút muối hoặc đường, dùng làm nước giải khát hàng ngày.
Công dụng: lợi tiểu tiêu thũng. Thường dùng để làm thực phẩm cho những người bị phù thũng, cước khí, sản phụ thiếu sữa, hoàng đản (vàng da), tiểu tiện bất lợi, trĩ, viêm ruột đi lỏng

Bí ngô

 

Tên khác: Bí đỏ, Bù rợ.

Quả bí ngô
Tên khoa học: Cucurbita pepo L., họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm. Thân có năm cạnh, có lông dầy, thường có rễ ở những đốt. Lá mọc so le, có cuống dài 8-20 cm, phiến lá mềm, hình trứng rộng hoặc gần tròn, chia thùy nông, đầu tròn hoặc hơi nhọn, mép có răng cưa, hai mặt lá có nhiều lông mềm, đôi khi có những đốm trắng ở mặt trên ; tua cuốn phân nhánh. Hoa đơn tính cùng gốc, mầu vàng ; hoa đực có đế hoa ngắn ; đài loe rộng có thùy hình dải hoặc gần dạng lá, tràng hoa có 5 thùy rộng ; hoa cái có lá đài dạng lá rõ, bầu hình tròn hoặc hơi dài. Quả to, cùi dày, rỗng giữa có nhiều dạng : dạng tròn, hơi dẹt, có rãnh sâu ; dạng hình trứng hoặc hình trứng hơi dài, có khía rãnh, vỏ ngoài nhẵn, khi chín mầu vàng trắng, vỏ giữa mầu vàng cam, có mùi thơm, vị ngọt lợ, cuống quả có rãnh và loe rộng ở chỗ tiếp giáp với quả ; hạt mầu trắng xám, có mép mỏng và mầu sẫm hơn. Mùa hoa : tháng 3-4 ; mùa quả tháng 5-6
Bộ phận dùng: Hạt quả bí ngô đã già, chín và đã chế biến khô (Semen Cucurbitae).
Phân bố: Cây được trồng nhiều nơi làm thực phẩm.
Thu hái: Khi cây được 2-3 lá chính thức, cắt ngọn, mỗi nhánh nên giữ 2-3 quả để có quả to, cắt bỏ phần ngọn sau quả thứ 3. Ðể làm rau ăn, có thể dùng quả non hay quả già. Ðể làm thuốc, ta thu hái quả già, lấy thịt quả dùng tươi, còn hạt có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hoá học: Hạt bí ngô có các chất protid, lipid, glucid, các chất khoáng P, Mg, Ca, K. Hoạt chất là một alcaloid: cucurbitin trong phôi và vỏ lụa (có tác dụng tẩy giun sán).
Cùi quả bí ngô có các chất protid, lipid, glucid, các acid amin (arginin, adenin…) các chất khoáng P, Na, K, Ca, Mg, Fe, Cu, As,… các vitamin B1, C, caroten.
Công năng: Tẩy giun sán, ức chế sự phát triển của sán máng còn gọi Huyết hấp trùng (schistosomiase). Cùi quả bí ngô được coi như có tác dụng bổ não.
Công dụng: Chữa sán.
Cách dùng, liều lượng: Bóc hết vỏ cứng, để nguyên màng xanh ở trong, giã nhỏ trộn với đường hoặc mật để ăn vào lúc đói, sau khoảng 3 giờ uống thuốc tẩy muối, đi ngoài trong một chậu nước ấm. Người lớn dùng khoảng 100g nhân hạt. Trẻ con 3-4 tuổi dùng 30g; 5-10 tuổi dùng 75g.
Bài thuốc:
1. Trị giun đũa: Lấy 30-50g hạt Bí ngô, bóc vỏ, nghiền ra, lẫn với mật ong, ăn làm 3 lần, cách nhau 1/2 giờ. Sau đó 1 giờ, cho uống 1 liều thuốc xổ. Ðể trục giun sán nói chung, có thể dùng hạt Bí ngô rang ăn cho đến no, đến chán, rồi uống nhiều nước pha muối, cho đi ngoài, thì giun bị tẩy ra.
2. Trục sán xơ mít: Kinh nghiệm của nhân dân ta là chiều hôm trước ăn nhẹ hoặc dùng thuốc tẩy nhẹ để sáng hôm sau dùng thuốc. Lấy hạt Bí ngô bóc vỏ cứng, để nguyên màng xanh ở trong, dùng 100g nhân giã nhỏ, chế vào 60 ml nước, thêm vào 60g mật hay đường, trộn đều ăn vào tảng sáng đói lòng, ăn hết trong một lúc, nằm nghỉ. Ba giờ sau uống thuốc muối sulfat magnesium một liều, hay 10g Phác tiên hoà trong một cốc nước nguội. Sau đó, đổ 1 lít nước nóng pha thêm 2-3 lít nước lạnh vào trong chậu, để cho bệnh nhân ngồi đi ngoài trong nước ấm thì sán sẽ ra hết. Hoặc có thể dùng phối hợp với nước sắc hạt Cau, vỏ rễ Lựu thì tác dụng lại càng mạnh hơn.
3. Trị táo bón, dùng Bí ngô một miếng. Khoai lang một củ, nấu chè với đường đủ ngọt, ăn càng nhiều càng tốt.
4. Viêm đường tiết niệu, dùng hạt Bí ngô giã ra và nghiền nhỏ, đem nấu lên cho được một nhũ tương mà uống.
5. Ðái đường: Người ta xắt Bí ngô ra từng miếng, rắc muối, bỏ vào nấu, ăn thêm với nước mắm hoặc tương Ðậu nành. Hoặc xắt bí ra từng miếng, đem xào bằng dầu thực vật rồi thêm hành, muối, tương và nước vừa đủ, nấu lên ăn.