Sunday, October 28, 2012

18 cách trị mụn tại gia

 
Ngay tại nhà bạn có thể sử dụng những nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên để tống khứ những đốm mụn đáng ghét.
 
Không cần phải tốn nhiều tiền và thời gian vào việc chọn mua các loại thuốc trị mụn, hay đến các trung tâm thẩm mỹ viện mới có thể hy vọng điều trị những đốm mụn trứng cá "đáng ghét".

Trái lại, ngay tại nhà bạn với việc sử dụng những nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên sẽ khiến cho những nốt mụn trứng cá phải "tự động rút lui", trả lại cho bạn làn da tươi sáng, mịn đẹp, ưng ý.
1. Lô hội
Lô hội lâu nay vẫn được xem như một loại mỹ phẩm làm đẹp cực kỳ hiệu nghiệm của các chị em phụ nữ, bởi trong nhựa của lá lô hội có chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho làn da.
Bạn hãy bóc tách lá lô hội, lấy nhựa và thoa đều lên khuôn mặt, đợi tới khi khô thì hãy rửa mặt lại. Ngoài ra bạn cũng thể có thể sử dụng nước ép lá lô hội để uống mỗi ngày.
Hoặc bạn cũng có thể dùng 100g lá lô hội rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi. Đổ 500ml nước vào nồi đun lửa to đến khi sôi. Sau đó tiếp tục đun nhỏ lửa trong 15 phút. Chắt nước hòa với 10g mật ong. Uống nước này kết hợp với đắp lá lô hội lên mặt. Mỗi ngày làm 1 lần.
18 cách trị mụn tại gia - 1
Violet dùng đểtrị mụn trứng cá rất hữu hiệu.
2. Nước hoa hồng + gỗ đàn hương
Bạn hãy dùng nước hoa hồng trộn lẫn với bột gỗ đàn hương, để tạo thành một dạng bột nhão.
Thoa hỗn hợp bột nhão này lên mặt trong vòng 30 phút thì rửa sạch lại.
3. Dưa chuột
Dưa chuột có tính chất dịu mát và thanh nhiệt. Bạn có thể “chế” mặt nạ từ dưa chuột hoặc uống nước ép dưa chuột mỗi ngày đều có tác dụng tốt đối với da.
Rất đơn giản, hãy dùng dưa chuột cắt khoanh để đắp lên da mặt, có thể đắp cả lên mắt để giảm cảm giác mệt mỏi cho mắt trong vòng 30 phút thì rửa sạch lại.
Cách làm này không những giúp bạn loại trừ được mụn xuất hiện trên da mà còn giúp cho làn da luôn tươi trẻ, mịn màng.
4. Tỏi
Tỏi không chỉ là một loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp nhà bạn, mà còn có thể được sử dụng như một loại "thần dược" làm đẹp, có khả năng loại trừ nốt thâm do mụn trứng cá để lại.
Cách làm thật đơn giản, bạn hãy cắt đôi nhánh tỏi và dùng để chà xát lên vùng da bị mụn.
Bôi lá bạc hà tươi lên da vào buổi tối sẽ trị được mụn trứng cá, mụn bọc, các vết mẩn đỏ, vết chàm, ghẻ và các bệnh dị ứng ngoài da.
6. Kem đánh răng
Bôi ít kem đánh răng lên mụn bọc trước khi đi ngủ, vết sưng tấy của mụn sẽ giảm đi thấy rõ sau một đêm thức dậy. Đây là cách trị mụn dễ dàng có thể tự làm tại nhà.
7. Dầu cây oải hương
Hãy dùng tinh dầu của cây oải hương thoa lên da mặt, chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ về những hữu ích của nó.
8. Mặt nạ cà rốt
Để tạo được loại mặt nạ trị mụn này bạn cần có 500g cà rốt, 5g phấn trang điểm.
Sau đó hãy nghiền nát cà rốt đã rửa sạch. Trộn phấn trang điểm với cà rốt giầm. Thoa hỗn hợp lên mặt, sau 10 phút rửa sạch. Mỗi ngày đắp mặt nạ một lần.
9. Mặt nạ violet
Hãy dùng 30 gam hoa violet, 100 ml nước tinh khiết.
Sau đó cho cánh hoa violet vào nồi nước tinh khiết đun trong vòng 10 phút. Một phần nước dùng để uống như trà, một phần nước cô đặc lại còn 80ml. Dùng nước cô đặc này thoa lên mụn trứng cá, mỗi ngày 4 lần. Đây là phương pháp trị mụn trứng cá hữu hiệu nhất.
10. Bột yến mạch và nước
Hỗn hợp bột yến mạch và nước phù hợp với mọi loại da, đặc biệt với da dầu. Thoa hỗn hợp này lên những vùng da bị mụn gây ra và để trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch mặt với nước lạnh.
11. Trái bơ
Hãy chọn trái bơ thật chín, tách lấy phần cùi, nghiền nhuyễn và có thể thêm 1 vài giọt dầu oliu. Hãy dùng nó thoa đều khắp lên da mặt khoảng 30 phút sau thì rửa lại với nước.
12. Hoa hồng
Hãy dùng cánh hoa hồng để đun nước tắm mỗi ngày, mụn sẽ nhanh chóng phải "đầu hàng" bạn.
13. Lòng trắng trứng gà
Đơn giản hãy dùng lòng trắng trứng gà để thoa lên da mỗi ngày.
18 cách trị mụn tại gia - 2
Đá có tác dụng giảm chứng sưng viêm hay những vết tấy đỏ do mụn gây ra.
14. Đá
Đá có tác dụng giảm chứng sưng viêm hay những vết tấy đỏ do mụn gây ra. Thêm nữa, đá còn có thể giúp thu nhỏ lỗ chân lông. Khi vết mụn trứng cá sưng phồng bạn hãy lấy đá lạnh chườm lên nốt mụn. Chúng sẽ ngay lập tức xẹp xuống và da mặt bạn sẽ láng mịn ngay.
15. Chuối
Lấy phần bên trong của vỏ chuối, cắt thành từng miếng mỏng hoặc bóp nhão đắp lên vùng da có mụn, để trong 10-15 phút, tuần làm 2 -3 lần. Đây là một cách để loại trừ mụn trên da và làm da mềm hơn.
16. Đu đủ
Trong đu đủ có chứa một lượng lớn vitamin A và một loại vitamin chống oxy hóa. Vì thế, nó có khả năng ức chế quá trình hình thành mụn trứng cá. Hãy lấy cùi của quả đu đủ chín, nghiền nát, sau đó đắp lên mặt khoảng 20-30 phút mỗi ngày để ngăn không cho mụn xuất hiện.
17. Cam
Cam không chỉ là loại trái cây giàu vitamin mà còn tham gia hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa các vết nhiễm khuẩn. Măm thật nhiều cam cũng rất ổn cho da đấy!
18. Cà chua
Cắt quả cà chua thành những lát tròn, mỏng. Nằm lên giường và đặt những lát cà chua lên khắp mặt, đặc biệt ở những nơi nổi nhiều mụn. Giữ trong vòng 15 phút. Sau đó, lột bỏ cà chua trên mặt, rửa mặt bằng nước sạch rồi lau khô bằng khăn sạch.

Wednesday, October 17, 2012

17 chứng bệnh có thể trị bằng rau cần

1- Chữa viêm phế quản: Dùng gốc rau cần - liền cả rễ 100g, vỏ quít 9g, kẹo mạch nha (di đường) 30g. Cách dùng: Trước hết cho kẹo mạch nha vào nồi đun sôi, tiếp đó cho gốc rau cần và vỏ quít vào sao cháy, đổ thêm nước vào sắc lấy nước uống trong ngày (Thực vật dược dụng chỉ nam).
 
2- Chữa suyễn thở do viêm khí quản mạn tính:
Rễ rau cần 15g, kinh giới tuệ (hoa kinh giới) 6g, hoa tiêu 10 hạt, phục linh 9g, đường phèn 12g. Cách dùng: Rễ rau cần, hoa tiêu và phục linh sắc trước, đun sôi trong 10 phút, cho thêm kinh giới tuệ vào đun sôi thêm trong 5 phút, chắt lấy nước, hòa 6g đường phèn vào uống. Nước thứ hai đun sôi trong 10 phút, chắt nước pha nốt 6g đường phèn vào uống. Liệu trình 10 ngày (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

3- Chữa ho gà (bách nhật khái):
Dùng toàn cây rau cần 500g, rửa sạch, vắt lấy nước cốt, thêm vài hạt muối vào, hấp cách thủy, chia 2 phần uống vào sáng sớm và buổi tối; liên tục trong nhiều ngày (Thực vật dược dụng chỉ nam).

4- Chữa ho do lao phổi:
Rễ rau cần 30, rửa sạch, thái nhỏ, trộn với mật hoặc đường đỏ, xào chín, ăn, ngày 2-3 lần (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

5 - Chữa cao huyết áp, tinh thần hưng phấn, đầu trướng đau, mặt đỏ bừng:
Rau cần tươi 250 g, rửa sạch, chần nước sôi khoảng 2 phút, thái nhỏ, giã nát vắt lấy nước, mỗi lần uống 1 chén con, ngày 2 lần. Có tác dụng làm hạ huyết áp và giải trừ trạng thái căng thẳng, khó chịu. Nếu không có rau cần tươi, có thể dùng 30-60g rau cần khô (có thể thêm 12g khổ qua - mướp đắng) sắc uống. Cách chế rau cần khô: Rau cầu tươi chần qua nước sôi, phơi trong bóng mát cho khô, cất đi dùng dần (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

6- Chữa phản vị ẩu thổ - ăn vào nôn ngược trở ra: Rễ rau cần tươi 30g, cam thảo 15g, thêm nước vào đun sôi khoảng 10 phút, chắt lấy nước, đập 1 qủa trứng gà vào, ăn trứng và uống nước (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

7- Chữa viêm gan mạn tính:
Rau cần tươi 200g, rửa sạch, giã, vắt lấy nước cốt, thêm 50g mật ong vào trộn đều, uống ngày 2 lần; liên tục trong nhiều ngày (Thực vật dược dụng chỉ nam).

8- Chữa đái tháo đường: Rau cần tươi 60 g, gạo tẻ 70 ~ 100 g. Cách dùng: Rau cần rửa sạch, thái nhỏ, cùng gạo cho vào nồi, đổ khoảng 600 ml nước nấu thành cháo; ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Ăn khi cháo còn nóng, không nên để lâu. Cháo này công dụng bổ thận, thanh nhiệt, lợi tiểu, bình can nhưng tác dụng chậm - phải dùng lâu mới kiến hiệu (Thực dưỡng bổ ích bí dược lương phương).

9- Chữa đi tiểu ra máu (niệu huyết):
Dùng rau cần tươi giã vắt lấy nước cốt uống, ngày 3 lần, mỗi lần một chén con (Thánh huệ phương).

10- Chữa tiểu tiện nhỏ giọt, đau nhức:
Rau cần tươi bỏ lá, giã vắt lấy nước cốt, hoà với đun sôi để nguội uống (Thánh huệ phương). Hoặc dùng: Rau cần tươi 50-100g, sắc nước uống nhiều lần trong ngày, tiểu tiện sẽ thông suốt (Hồ Nam dược vật chí).

11- Chữa mất ngủ: Gốc rau cần liền cả rễ 90g, toan táo nhân 9g (sao cháy đen), sắc nước uống trong ngày (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

12- Chữa nhức đầu:
Gốc rau cần liền cả rễ một nắm to, rửa sạch, giã nát, sào với trứng gà ăn ngày 2 lần (Thực vật dược dụng chỉ nam).

13- Chữa phong thấp, khớp xương chân tay viêm tấy, đau nhức:
Dùng rau cầu tươi giã vắt lấy nước, thêm đường trắng vào đun sôi lên, uống thay trà trong ngày (Thực vật dược dụng chỉ nam).

14- Chữa phụ nữ kinh nguyệt trước kỳ: Dùng rau cần khô 100g, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống thường xuyên sẽ kiến hiệu (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

15- Chữa sản hậu xuất huyết:
Rễ rau cần 60g, trứng gà 2 qủa, cùng luộc chín, ăn trứng gà và uống nước luộc (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

16- Chữa sản hậu đau bụng:
Rau khô 60g, sắc lấy nước, thêm chút đường đỏ hoặc rượu trắng vào uống lúc đói bụng (Thực vật dược dụng chỉ nam).

17- Chữa quai bị:
Rau cần tươi giã nát, trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc đắp vào chỗ có bệnh (Hồ Nam dược vật chí).

Saturday, August 25, 2012

Nho - nữ hoàng trái cây


Được mệnh danh là “Nữ hoàng trái cây”, nho không chỉ giúp bạn ngon miệng mà còn chứa nhiều dinh dưỡng thực vật tốt cho sức khỏe như poly-phenolic, chất chống oxi hóa, vitamin và khoáng chất. Khi ăn nho bạn sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh và trẻ đẹp hơn...
Chống đau tim
Cách đây 2 thập kỉ, các nhà khoa học phát hiện, người Pháp có tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến tim thấp hơn tất cả các quốc gia khác trên thế giới. Có được điều này là do họ uống rượu vang (chế từ nho) điều độ trong bữa ăn. Kể từ đó đến nay đã có hơn 300 nghiên cứu khác được thực hiện, và chứng minh rằng, rượu vang và nước ép nho có thể làm giảm được nguy cơ đau tim.
Trong số đó, một công trình nghiên cứu ở 20 người tình nguyện cho biết, khi họ được cho uống nước nho ép thì nồng độ nitric oxide trong mao mạch tăng lên. Nitric oxide giúp ngăn chặn khả năng đông máu hình thành ở thành động mạch. Chúng ta biết rằng, máu đóng cục là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim. Dù thế nào thì các nghiên cứu này đều đi đến kết luận là, ăn nho hoặc uống nước chế biến từ nho đều tốt cho tim.
Giúp tăng nồng độ cholesterol tốt cho cơ thể
Không phải tất cả các cholesterol đều có hại cho cơ thể. Lipoprotein mật độ cao (HDL) là một trong những dạng cholesterol tốt và theo bác sĩ Martha Grogan ở Bệnh viện lâm sàng Mayo thì rượu vang và nước nho có chứa các chất chống oxi hóa ở dạng flavonoids nên giúp làm tăng lượng cholestrol tốt cho cơ thể.
Chống ung thư
Theo một công trình nghiên cứu của Trường Đại học Santiago de Compostela ở Tây Ban Nha thì mỗi ngày bạn uống một ly rượu vang, có thể hạ thấp được nguy cơ mắc ung thư vú 13%. Điều này có được là nhờ chất resveratrol-nguyên tố tự nhiên được phát hiện có trong thực vật, bao gồm cả nho đỏ.
Chống lão hóa và tăng tuổi thọ
Ngoài chống thu thư, chất resveratrol trong nho đỏ còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, đặc biệt là hạn chế sự tổn thương của các tế bào tự nhiên diễn ra trong cơ thể trong quá trình lão hóa. Theo các nhà nghiên cứu ở Trường Đại học Y Harvard (Mỹ) thì chất này có thể hạn chế hấp thụ calo. Nó kích hoạt các enzyme hoạt động để làm chậm lão hóa, giúp cân bằng DNA và mở rộng chu kì sống khoảng 70%.
Tốt cho huyết áp
HTX Sản xuất nho quốc gia Mỹ báo cáo công trình nghiên cứu cho biết, những người đàn ông huyết áp cao được uống nước nho, đã giảm đáng kể bệnh lý. Điều này có nghĩa rằng, nếu bạn bị bệnh cao huyết áp bạn có thể tăng cường ăn nho hoặc uống nước nho trong khẩu phần ăn.
Chống đột quỵ và Alzheimer
Một nghiên cứu được công bố bởi Tạp chí Nông nghiệp và Hóa học thực phẩm cho biết, vỏ của quả nho có chứa nhiều resveratrol, chất được biết đến là có khả năng hạn chế sự tổn thương của não khi bị tai biến mạch máu não (đột quỵ). Mặt khác, chất này cũng giúp làm giảm sự liên kết của amyloidal-beta ở những bệnh nhân mất trí nhớ (Alzheimer), từ đó giúp tăng cường sức khỏe của não.
Chống lại chứng táo bón
Theo tiến sĩ Prakash Kumar thì giống như nhiều loại trái cây và rau củ khác, nho có chứa nhiều chất xơ. Và tất cả chất xơ đó đều giúp bạn cân bằng quá trình tiêu hóa, chống lại chứng táo bón, tiêu chảy và những bệnh khác ở đường ruột.
Lợi tiểu
Bác sĩ của bạn thường kê đơn mỗi khi bạn khó tiểu tiện? Nếu bạn là người không thích dùng thuốc bạn có thể hỏi bác sĩ về cách làm lợi tiểu tự nhiên thì họ sẽ chỉ ngay cho bạn biết, đó là nho. Dù là ăn nho hay uống nước nho đều có tác dụng này. Lý do là trong nho có chứa nhiều kali và muối kali nên giúp bạn đi tiểu dễ dàng.
Chống lại viêm khớp
Dầu của hạt nho được biết đến với công dụng chống lại bệnh viêm khớp. Nếu bạn sợ mắc bệnh này, hãy dùng dầu hạt nho để nấu nướng hoặc uống một chút. Khi đã mắc bệnh viêm khớp, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về những lợi ích của dầu hạt nho trong khẩu phần ăn. Vì nó giúp chống viêm và cơn đau hành hạ.
Tốt cho mắt
Nho cũng là trái cây tuyệt vời cho mắt tinh thông. Lý do là chất flavonoid có thể ngăn chặn khả năng suy hóa võng mạc (làm mờ mắt) từ 30-40% nếu thường xuyên ăn nho. Mặt khác flavonoid còn ngăn ngừa sự tổn thương ở bệnh đục nhân mắt gây ra bởi các phân tử gốc tự do.
Chống lại virus
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Đại học Ericiyes, Thổ Nhĩ Kì, các nhà khoa học phát hiện thấy ăn nho có tác dụng chống khuẩn gây bệnh trong cơ thể, trong đó có những loài vi khuẩn gây tử vong như Stoph và E.coli. Hơn nữa, nhờ tập trung lớn lượng tannin nên nho có thể giúp chống lại các virus và khối u ở đường ruột, nơi mà tannin được hấp thụ.
Giúp thân hình thon thả
Các nhà khoa học ở Hiệp hội Nội tiết Mỹ sau khi nghiên cứu đã phát hiện, chất resveratol trong rượu vang đỏ có thể loại bỏ lượng tế bào béo trong cơ thể. Hợp chất ngày ngăn preadipocytes không biến thành các tế bào mỡ hoàn toàn, đồng thời chống lại sự tích lũy chất béo trong cơ thể. Do vậy, muốn có thân hình mảnh mai, bạn nên cho nho vào thực đơn.

Táo ngừa bệnh tim ở phụ nữ mãn kinh




Các nhà khoa học tại Trường Đại học tiểu bang Florida (Mỹ) tin rằng, quả táo giúp giảm hàm lượng chất béo ở phụ nữ sau mãn kinh một cách đáng kể.
Theo các nhà khoa học, phụ nữ sau mãn kinh là nhóm có rủi ro bệnh tim mạch và đột quỵ nhiều nhất. Nếu ăn hai quả táo mỗi ngày trong vòng 6 tháng sẽ giúp giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể xuống mức 25%.
Hàm lượng cholesterol sụt giảm lớn nhất được các nhà khoa học tìm thấy trong cuộc nghiên cứu này là lipoprotein - một loại cholesterol “xấu” gây xơ vữa động mạch và tăng rủi ro hình thành cục máu đông làm nghẽn các động mạch nuôi tim và não.
Trong cuộc nghiên cứu, có 160 đối tượng là nữ giới sau mãn kinh. Các đối tượng này được chia làm hai nhóm: Nhóm 1, ăn 75 gram táo sấy mỗi ngày tương đương 2 quả táo tươi cỡ vừa, nhóm 2, được ăn mận sấy. Mỗi nhóm được kiểm tra máu 3 tháng một lần mỗi năm.
Sau 3 tháng, nhóm ăn táo có hàm lượng cholesterol thấp tới 9% và hàm lượng cholesterol LDL rớt tới 16%. Sau 6 tháng, tổng lượng cholesterol thấp hơn tới 13% và lượng LDL rớt tới 24%. Tuy nhóm ăn mận cũng có hàm lượng cholesterol rớt nhẹ nhưng không bằng nhóm ăn táo. Nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chí Academy of Nutrition and Dietetics.

Na - quả ngon, nhiều công dụng



Hoa quả ăn đúng mùa mới ngon. Các loại quả của mùa thu phải nhắc đến đầu tiên là na. Bạn có biết quả na- vừa là thứ quả thơm ngon, vừa là vị thuốc quý?
Na, hay còn gọi là mãng cầu ta, mãng cầu dai/giai, sa lê, phan lệ chi, có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới. Cây na cao cỡ 2- 5 m, lá mọc xen ở hai hàng, hoa xanh, quả tròn có nhiều múi (hoặc nhiều người quen gọi là mắt), thịt quả trắng. Hạt na màu đen, có vỏ cứng, chứa độc tố, có tính làm bỏng da và có thể trừ sâu bọ, chấy rận.
Quả na chín có mùi vị thơm ngon đặc biệt, thịt quả mềm và thơm, ngọt, ngon nhất là na dai. Na chín được nhiều người ưa dùng với tác dụng bổ dưỡng, rất tốt cho người cao tuổi, người mới ốm dậy và phụ nữ sau khi sinh.
Mỗi năm na chỉ cho thu hoạch một lần vào dịp tháng 8. Na chín có mùa và có “giờ”, sáng thức giấc thấy quả na còn xanh mà tới chiều na đã “mở mắt”, thời gian thu hoạch na ngắn, chỉ kéo dài hơn 1 tháng nên mới đó thấy có vài quả na được mang ra chợ bán đã lại sắp hết mùa. Nhiều người do bận rộn chưa kịp tận hưởng vị ngon của quả na mùa này đành nuối tiếc chờ mùa na năm sau.
Na vừa là loại quả ngọt thơm, bổ dưỡng lại vừa là vị thuốc chữa bệnh rất tốt. Theo Đông y, quả na vị ngọt, chua, tính ấm; có tác dụng hạ khí tiêu đờm. Quả xanh làm săn da, tiêu sưng.
Quả na dùng chữa đi lỵ, tiết tinh, đái tháo, bệnh tiêu khát. Quả na điếc dùng trị mụn nhọt, đắp lên vú bị sưng.. Hạt na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Hạt thường được dùng diệt côn trùng, trừ chấy rận. Lá na dùng trị sốt rét cơn lâu ngày, mụn nhọt sưng tấy, ghẻ. Rễ và vỏ cây dùng trị ỉa chảy và trục giun.
Các bài thuốc từ cây na
- Quả na ương (hái lúc chín nửa chừng): Chứa nhiều tanin, được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Khi dùng, lấy 30g, thái nhỏ, bỏ hạt, sắc uống làm hai lần trong ngày.
- Quả na điếc (quả lúc đang lớn bị một loài nấm làm hỏng, khô xác, có màu nâu đỏ tím):Là vị thuốc được dùng phổ biến trong Đông y. Chẳng hạn, để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, lấy quả na điếc 20 g đốt tồn tính, ngọn non cỏ lào 50 g, gạo tẻ 30 g, rang thật vàng; sắc uống làm 3 lần trong ngày. Dùng ngoài, quả na điếc phơi thật khô, tán thành bột, hòa với giấm, bôi nhiều lần trong ngày, chữa nhọt ở vú.
- Hạt na: Giã nhỏ, ngâm rượu, ngậm nhổ nước chữa đau nhức răng, nếu nước đặc ngâm quần áo diệt được rận. Hạt na có độc, không được dùng uống. Khi dùng ngoài, không để dung dịch hạt na bắn vào mắt.
- Lá na: 1 nắm rửa sạch, giã nát cùng với lá bồ công anh, đắp chữa sưng vú; nếu thêm lá ớt, lá táo, lá từ vi lại chữa mụn nhọt có mủ, đầu đinh. Lá na (10-20g) rửa sạch, giã nát, thêm nước, vắt lấy nước đem phơi sương một đêm, rồi thêm ít rượu mà uống trước khi lên cơn sốt rét khoảng hai giờ. Dùng riêng hoặc phối hợp với ngải cứu (10g), thạch xương bồ (8g), sắc uống. Dùng 5-7 ngày.
Để chữa bong gân, chạm thương: Lấy lá na 20 g, quả đu đủ xanh 10 g, vôi tôi 5 g, muối ăn 5 g, tất cả giã nát, hơ nóng, đắp vào vùng tổn thương. Ngày làm một lần.
- Rễ na: Cũng dùng để chữa sốt rét. Lấy 50g rễ na sắc uống với 30g rễ và lá cây ngâu rừng, 30g rễ xoan rừng. Ngoài ra, rễ na 30-50g thái nhỏ, rửa sạch, sao qua, sắc uống có tác dụng tẩy giun đũa.
Chú ý: Hạt na có độc, không được uống. Nhưng nếu khi ăn quả na, sơ ý nuốt phải hạt thì không sao, vì hạt na có vỏ dày và rất cứng bao bọc, ngăn không cho nhân hạt phát huy tác dụng.

Wednesday, August 22, 2012

Đinh Lăng - Cây thuốc quý


Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias Fruticosa Harms thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae), trong dân gian còn gọi là cây gỏi cá.
Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, cao 0,8-1,5m. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng như mùi thuốc bắc. Ngoài dược tính quý ra, cây đinh lăng còn trồng làm cảnh. Lá đinh lăng còn nấu canh, lá non làm rau sống ăn rất thơm ngon.
Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ (lấy ở những cây trồng từ 3 năm trở lên). Người ta thường đào lấy rễ cây đinh lăng vào mùa thu hay mùa đông vì lúc này hoạt chất tập trung ở rễ. Rễ đào về đem rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi, hay sấy khô. Cũng có thể tẩm thêm rượu, gừng và sao cho thơm. Ngoài rễ ra, người ta còn dùng cả thân và lá đinh lăng.
Theo các nhà dinh dưỡng, trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra rễ còn chứa khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, nhờ đó đinh lăng còn giúp tăng trí nhớ, giúp cho cơ thể có sức đề kháng tốt.
Theo Đông y, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nói chung, ngoài tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn, những tính chất khác của đinh lăng gần giống như nhân sâm có chức năng chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
 Liều dùng trung bình là 0,25- 0,50g một lần, ngày uống 2-3 lần, dùng dưới dạng thuốc bột (sao thơm, tán nhỏ, rây bột mịn), thuốc viên, hoặc ngâm rượu.
Dưới đây là một số bài thuốc có cây đinh lăng
-Ho suyễn lâu năm: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; gừng khô 4g, đổ 600 ml sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
- Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng: Lá đinh lăng khô 80g, đổ 500 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Phong thấp, thấp khớp: Rễ đinh lăng 12g; cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ rễ xước, thiên niên kiện tất cả 8g; vỏ quýt, quế chi 4g (quế chi bỏ vào sau cùng). Đổ 600 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
- Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng: Lá đinh lăng tươi từ 150-200g, nấu sôi khoảng 200 ml nước. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5- 7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200 ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai để uống.
- Chống bệnh co giật hoặc trằn trọc vào ban đêm cho trẻ mới sinh, người ta lấy lá đinh lăng phơi khô đem bỏ vào gối cho trẻ nằm.
- Chữa tắc tia sữa: Rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
Tuy nhiên, do thành phần saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều lượng mới có tác dụng.

Cá trê, chữa suy giảm tình dục


Cá trê có tên khoa học là Clarias fuscus, là loài cá nước ngọt, có da trơn, nhẵn bóng. Đầu dẹt bằng, thân và đuôi dẹt bên, mang cá là một bộ phận đặc biệt gọi là hoa khế, làm cho cá có thể sống trên cạn được lâu. Miệng rộng, hướng ra phía trước, có răng sắc nhọn, có 4 đôi râu dài, mắt nhỏ. Cá trê thường có màu hơi vàng và nâu đen.
Theo Đông y, thịt cá trê có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ huyết, giảm đau, sinh tân, ích khí, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu, tiêu thũng, bổ huyết. Thịt cá trê giúp tăng cường sinh lực, bổ khí huyết, chữa được đau lưng, mỏi gối, chóng mặt, di tinh, giúp da dẽ hồng hào tươi nhuận, giúp cho tinh thần được thư thái. Đặc biệt, ăn thường xuyên cá trê khắc phục được chứng suy giảm tình dục, nhất là với người cao tuổi.
Sau đây là một số món ăn vị thuốc từ cá trê:
- Giúp hồi phục cơ thể: Ăn cá trê um (om), hầm hay nấu cháo.
- Bổ thận, kiện tỳ, dưỡng huyết, điều kinh, huyết hư, kinh ít: Cá trê 2 con (chừng 300 g), đậu đen 150 g. Cá trê bỏ mang, ruột, rửa sạch, chặt ra mỗi con 3-4 khúc, đậu đen rửa sạch. Hầm đậu đen với nước vừa đủ, cho cá trê vào nấu chín, cho gia vị và ăn lúc nóng.
- Giúp chống suy giảm tình dục: Cá trê 1-2 con làm sạch (giữ đầu) để ráo nước. Đậu đen 40 g ngâm nước 4-5 giờ rồi vớt ra để ráo. Phi dầu ăn với tỏi, gừng cho thơm, cho cá trê vào đảo vài lần, tiếp đến cho nước sôi để nguội và đậu đen vào nấu cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa trong một giờ cho nhừ đậu và cá.
- Bổ huyết, nhuận phế, ích khí, đen tóc, làm da hồng hào tươi nhuận: Cá trê một con 300 g; mạch đông 16 g; sa sâm, tỳ bà diệp, đậu ván tươi mỗi thứ 12 g; hạnh nhân 8 g; đẳng sâm 20 g; gừng tươi 2 lát. Cá trê bỏ ruột làm sạch. Gừng giã nhuyễn ướp cá. Các vị thuốc bỏ vào túi vải, cho vào nồi với 1 lít nước, đậy kín, sắc độ 1 giờ rồi bỏ túi ra, thả cá vào nấu thêm cho chín, khoảng 1 giờ nữa, bắc ra ăn nóng.
-Mất ngủ, biếng ăn, chân tay tê nhức: Cá trê 400 g, đậu đen xanh lòng, đậu xanh nếp 200 g, trần bì một miếng bỏ xơ, ý dĩ 20 g, gạo nếp 20 g, đường, muối, hành tím, rau mùi, tiêu bột mỗi thứ một ít xay mịn nấu cháo nhừ nhuyễn.
-Ù tai, kém mắt: Cá trê vàng một con khoảng 300 g, rau giền xanh một nắm, rau giền tía một nắm. Nấu canh rau giền, cắt tiết cá trê vào, rồi bỏ cá trê vào lúc canh đang sôi mạnh. Cá chín bắc xuống, mở nắp chờ bớt nóng rồi ăn. Có thể nấu canh cá trê rau ngót như trên.
-Chảy máu cam: Làm sạch cá trê, bỏ hết lòng, để nguyên con ướp muối, xì dầu để sẵn. Nấu cơm cạn, để cá trên cơm hấp cho thật chín. Khi ăn tỉa lấy thịt trộn cơm ăn.
-Tiểu đường: Thường xuyên ăn canh cá trê với rau lủi (kim thất) sẽ giảm lượng đường trong máu.
-Giải nhiệt, giải cảm: Cá trê làm sạch, cắt khúc hoặc để cả con ướp nước riềng, nghệ, bột nêm, nước mắm cho thấm đều. Bắc chảo dầu ăn phi hành củ cho thơm, cho cá vào đảo qua rồi cho nước sôi ngập cá đậy vung và đun nhỏ lửa um cho cá chín nhừ ăn nóng với cơm.

Cây lựu - Chữa lỵ kinh niên



Cây lựu còn có tên gọi là tháp lựu, thạch lựu, an thạch lựu, đan nhược, kim bàng, kim tương, tạ lựu..., có tên khoa học là Puni-cagranatum L.
Là một loại cây nhỏ, thuộc mộc, cao chừng 3-4m, thân xám có vỏ mỏng, cành mảnh, lá đơn mọc đối, hình thuôn dài, mép nguyên cuống ngắn. Hoa lựu màu đỏ tươi hoặc màu trắng (bạch lựu) mọc riêng lẻ, hoa thường nở về mùa hè. Quả da màu lục, khi chín màu vàng đỏ lốm đốm. Trong quả có nhiều hạt mọng với sắc hồng trắng, có vị ngọt, thơm. Cây lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất...
Theo Đông y, vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy, trừ giun. Vỏ rễ có tác dụng tẩy sán (chú ý có độc). Vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy. Mới đây, các nhà khoa học đã chứng minh, quả lựu có chứa chất chống oxy hóa rất mạnh. Nước ép quả lựu, hạt lựu, vỏ lựu có tác dụng hạ cholesterol, chống lão hóa, chữa bệnh hẹp động mạch cảnh (uống nước ép quả lựu liên tục 30 ngày có kết quả rõ rệt).
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh:
- Trị tiêu chảy hoặc tiêu ra máu, di tinh, bạch đới, lỵ trực khuẩn: Vỏ quả lựu 15 g, sắc 3 lần, mỗi lần với một bát nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.
- Chữa nổi mày đay, mẩn ngứa do nhiệt: Vỏ quả lựu tươi, ké đầu ngựa, bèo cái, bồ công anh, thổ phục linh, hà thủ ô, mỗi loại 12 g xác ve sầu, mã đề, cam thảo đất, mỗi thứ 8g. Cho tất cả vào nồi ngâm với 750 ml nước trong 15 phút, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Mỗi liệu trình 3-5 ngày.
- Chữa chảy máu cam: Hoa lựu 6g, rửa sạch cho 250 ml nước, sắc còn 100 ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 5-7 ngày.
- Chữa lỵ kinh niên, phân có máu, mủ: Vỏ quả lựu, a giao, đương quy mỗi thứ 10 g, hoàng liên, hoàng bá, gừng tươi mỗi thứ 5 g, cam thảo bắc 3 g. Sắc 3 nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 4 lần uống trong ngày, uống 7-10 ngày.
- Chữa ho do nhiễm lạnh: Hoa lựu trắng tươi 24 bông, đường phèn 15g. Cho tất cả vào nồi ngâm với 500 ml nước trong 15 phút, sắc còn 150 ml, chia 2 lần uống trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình 7-10 ngày.
- Tẩy giun đũa, giun kim, giun tóc: Vỏ quả lựu 15 g, hạt cau già 10g. Sắc 3 lần rồi cô lại còn 100ml rồi thêm 20g đường cát. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ (sau khi ăn 3 giờ), liên tục trong 3 ngày.
- Sâu răng: Vỏ thân cây lựu hoặc vỏ quả sắc đặc ngậm về phía răng sâu.
- Hỗ trợ trị viêm tiền liệt tuyến: Hoa lựu tươi 30g nấu canh với thịt lợn ăn hàng ngày.
Chú ý: Vỏ quả lựu cần sao khô, giã cho dập thành bột thô rồi mới sắc để phát huy hết tác dụng. Hoa, vỏ quả và vỏ rễ thạch lựu không nên dùng cho người bị táo bón.

Rau ngổ trị sỏi thận



Cây rau gia vị có tên là rau ngổ, ngò om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc…, có tên khoa học là Limnophila aromatica. Rau ngổ là cây thân thảo có chiều cao khoảng 20 cm, thân xốp có nhiều lông. Lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân.
Phần lá gần thân nhỏ lại, mép hơi có răng cưa thưa. Hoa gần như không cuống mọc đơn độc ở nách lá. Quả nang nhẵn, có bướu và nếp nhăn dọc theo quả, ngắn hơn lá đài. Hạt nhẵn hình trụ có màu đen nhạt, có vân mạng. Thân và lá có mùi rất thơm nên được trồng (hoặc mọc hoang) làm rau gia vị.
Theo các thầy thuốc, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, đường tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư... Dưới đây là một số công dụng của cây rau ngổ.
-Trị sỏi thận: Dùng rau ngổ giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (uống liền trong 7 ngày).
- Trị vết thương ngoài da gây mủ: Giã nát vài ba cây rau tươi, đắp lên vết thương.
- Trị cảm ho: Sắc khoảng 20 g cây tươi, uống.
- Trị rắn cắn và trị sạn thận: Lấy từ 50 - 100 g rau ngổ tươi xay làm sinh tố uống mỗi ngày (uống trong 15 - 30 ngày) hoặc nấu với 2 chén nước, sôi 20 phút để uống.
Trong ẩm thực, rau ngổ là một loại rau gia vị được dùng nhiều trong các món ăn như làm rau sống, ăn kèm với phở, hủ tiếu hoặc nấu canh chua với cá biển, cá đồng mang lại hương vị đặc biệt thơm ngon và ngăn ngừa nhiều bệnh. Món canh chua cá lóc nấu rau ngổ được chế biến như sau: Cá lóc làm sạch, cắt khúc ra ướp cho thấm với bột nêm, nghệ tươi giã dập, tiêu bột, hành tím. Lặt và rữa thật sạch rau ngổ để ráo. Phi dầu ăn với tỏi cho thơm, sau đó cho cá đã ướp vào tao cho thơm. Tiếp tục cho nước sôi (vừa đủ) vào soong đun nhỏ lửa cho tới khi sôi thì cho măng chua, khế, cà chua vào nấu tiếp. Khi nồi canh sôi lại vài dạo thì nhắc soong xuống bếp và cho tiếp rau ngổ, hành lá vào soong và nêm nếm lại cho vừa ăn.
Rau ngổ có nhiều tác dụng khá hay. Tuy nhiên do thân cây có nhiều lông tơ nên khó rửa sạch hết các vi khuẩn gây bệnh nên khi chế biến các món ăn, nhất là các món ăn sống hoặc dùng làm thuốc trị bệnh cần phải rửa rau cho thật sạch, nếu có thể ngâm thêm với thuốc tím, nước muối nhằm tránh ngộ độc thức ăn từ rau ngổ. Ngoài ra, rau ngổ dễ bị lẫn với rau ngổ trâu (Enhydra fluctuans Lour.) thuộc họ Cúc (Compositae), là loại cây sống nổi trên mặt nước hay ngập nước

Sắn dây trị chứng cá, mụn nhọt


Sắn dây có tên khoa học Pueraria thomsoni Benth, thuộc họ đậu (Fabaceae), là một loài dây leo được trồng rất nhiều tại các vùng miền của nước ta.
Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Song bộ phận dùng tốt nhất là rễ (hoặc củ) được thu hoạch vào mùa đông, xuân. Củ đào rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, sau đó phơi hoặc sấy khô, trong đông y gọi là cát căn.
Theo Đông y, củ sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, trừ phiền nhiệt, thông đại tiểu tiện, làm ra mồ hôi, giải độc. Thường dùng trong các trường hợp tiêu khát (đái tháo đường), cơ thể nóng nực, ngực bụng nóng bức muốn phát cuồng, nôn mửa, lỵ ra máu, tiểu trường không thông lợi và ngộ độc rượu.
Ngoài ra, còn dùng chữa cảm sốt phong nhiệt, nhức đầu, mụn nhọt và phòng ngừa các loại rôm sảy do thời tiết quá nóng bức. Ngày dùng 12 -30gr sắn dây khô, sắc uống. Hoặc dùng 10 -16gr bột, pha với nước sạch để uống.
Dưới đây là một số tác dụng của cây sắn dây:
- Viêm họng, viêm thanh quản cấp tính: Dùng dây sắn đốt chưa cháy hoàn toàn rồi đem tán bột, uống với nước.
Vùng ngực bụng nóng cồn cào, khát nước: Bột sắn dây 120g, gạo tẻ 15g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn trong ngày.
Trẻ em bị rôm sảy do nhiệt độc của mùa hè: Bột sắn dây pha nước sôi cho chín, để nguội rồi cho uống giải khát hằng ngày.
Vết thương chảy nhiều máu: Dùng lá sắn dây tươi giã nát, đắp vào vết thương
Trị mụn trứng cá, mụn nhọt, hoặc uống nhiều rượu mà đi cầu ra máu, có thể dùng củ sắn dây 40gr, đậu xanh 20-30gr, hai thứ rửa sạch, nấu nước để uống hằng ngày.
Chảy máu mũi thường xuyên: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần 1 cốc.
Trị mụn nhọt sưng đau, viêm họng: Ngày dùng 12-16g thân sắn dây sắc uống. Nếu dùng ngoài thì đốt tồn tính, tán bột, bôi vào chỗ đau hoặc hoà với nước sạch ngậm chữa viêm họng.
Trẻ nhỏ cảm lạnh, nôn mửa, đau đầu, quấy khóc: Sắn dây 30g giã nát, gạo tẻ 50g. Sắn dây sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước nấu cháo với gạo, thêm chút gừng sống và mật ong, cho trẻ ăn trong ngày.
-Ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn phải đồ nguội, độc: Củ sắn dây tươi, ngó sen tươi 2 thứ giã nát, vắt lấy 500ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống dần.
-Trị rắn cắn: Có thể lấy giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn, sau đó chuyển gấp đến bệnh viện gần nhất.
-Trị cảm mạo, sốt, không mồ hôi: Sắn dây 8g, ma hoàng 5g, quế chi 4g, đại táo 5g, thược dược 4g, sinh khương 5g, cam thảo 4g; cho 600ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
-Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, nôn ọe: Bột sắn dây 12g hòa đường uống; hoặc dùng sắn dây 20g, đậu ván 12g, giã dập, sắc nước uống trong ngày.
-Giải rượu: Cho uống nước vắt từ củ sắn dây (đã gọt vỏ và rửa sạch), thêm ít muối. Hoặc dùng bột sắn dây khuấy với nước sôi, thêm ít muối để ăn.
-Thanh nhiệt cơ thể: Trong những ngày hè nắng nóng, uống hỗn hợp bột củ sắn dây đem pha với nước lọc, đường, chanh có tác dụng làm mát “nội thất” phía trong cơ thể một cách tốt nhất.
Sắn dây có nhiều tác dụng. Tuy nhiên, các thầy thuốc khuyến cáo những người có dương khí hư với các triệu chứng: Đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước, miệng nhạt, sắc mặt vàng tái… không nên dùng sắn dây.

Rau ngót tạo hưng phấn tình dục



Rau ngót còn gọi là bồ ngót, tên khoa học là Sauropus androgynus, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Rau ngót thuộc dạng cây bụi, có thể cao đến 2 m, phần thân khi già cứng chuyển màu nâu. Lá cây rau ngót hình bầu dục, mọc so le; sắc lá màu lục thẫm. Rau ngót được trồng rất phổ biến hoặc mọc hoang khắp nơi. Người dân vừa dùng lá (đọt hoặc lá non) nấu canh với tôm hoặc các loại thịt và dùng rau ngót để chữa trị một số bệnh.
Theo các thầy thuốc, rau ngót có vị ngọt, được dùng làm thuốc thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết, tiêu ứ, bổ huyết, cầm máu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, phòng chống loãng xương ở người lớn tuổi, chữa thiếu máu, phòng ngừa táo bón, giảm cân và điều hoà lượng đường trong máu, tạo nhiều sữa cho sản phụ... Đặc biệt, theo trải nghiệm gần đây, ăn thường xuyên rau ngót (đã nấu chín) giúp cho cánh “mày râu’ cải thiện chất lượng tinh trùng và nhờ rau ngót chứa một nhóm hoạt chất sterol có tác dụng như hormone sinh dục nên có thể tạo hưng phấn tình dục. Sau đây là những tác dụng chính của rau ngót:
- Trị chứng đái dầm ở trẻ em: 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.
- Trị tưa lưỡi ở trẻ em: Lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.
- Trị đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em: Lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn. Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống... không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khoẻ với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh sẽ tiết nhiều sữa.
Ngoài ra, có một bài thuốc rất công hiệu để chữa các dạng hôn mê do sốt xuất huyết hoặc tai biến mạch máu não, gồm có các vị như sau: Giun đất phơi khô 50g, đậu đen 100g, lá bồ ngót phơi khô, sao qua (200g). Dùng 4 chén nước sắc còn lại nửa chén, chia làm 2 lần cho người bệnh uống hoặc đổ vào miệng.
Rau ngót có nhiều dinh dưỡng, nhưng các thầy thuốc khuyến cáo không nên ăn theo dạng tươi mà cần phải nấu chín và phụ nữ có thai không nên ăn rau ngót do trong bồ ngót tươi có chứa papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sẩy thai.

Cần tây chữa cao huyết áp



Cần tây còn gọi cần cạn (trồng trên đất), cần lá to, cần thơm, dương khổ thái, có tên khoa học: Apium gaveolens, trong dân gian thường dùng làm rau ăn và chữa một số bệnh rất hiệu quả. Theo Đông y, cần tây có vị ngọt đắng, the mát, có công dụng dưỡng huyết mạch, lợi tỳ ích khí, thanh nhiệt, hạ hỏa, lợi đại tiểu tiện, tiểu đường, giảm ho, khử phong thấp, vết máu bầm, tan hạch ở cổ...
Theo y học hiện đại, chất xơ trong rau cần làm gia tăng tính mẫn cảm của insulin làm hạ đường huyết, bảo vệ tuyến tụy, ngừa xơ cứng mạch; tinh dầu có tính kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Cần tây được dùng “lọc” máu có mỡ máu cao, chữa tăng huyết áp, giảm béo, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, lợi tiểu, thông mật, chống hoại huyết (chảy máu), kháng khuẩn, lành vết thương, chữa thấp khớp kể cả thống phong (gút), sỏi tiết niệu, các bệnh phổi, viêm miệng họng và chữa một số bệnh ngoài da.
Để chữa suy nhược thần kinh, phòng ngừa cao huyết áp, rối loạn chức năng tiêu hoá, gan, thận…nên thường xuyên dùng những món ăn chế biến từ rau cần tây, một loại rau dễ tìm, có lợi cho sức khoẻ. Sau đây là công dụng của cần tây:
 - Chữa viêm miệng, họng: Cần tây tươi (50g) rửa sạch giã nát với ít muối rồi vắt lấy nước cốt súc miệng. Nếu bị viêm họng thì ngậm, hoặc nuốt dần.
- Chữa khó tiêu, biếng ăn: Cần tây tươi ăn làm rau sống ăn hằng ngày khoảng 30g.
- Chữa bí tiểu tiện: Rửa sạch 50g cần tây tươi và vò nát, hãm trong nước sôi uống dần.
- Chữa nội nhiệt, phục nhiệt trong máu: Nấu canh cần tây với tôm, thịt ăn hằng ngày.
- Chữa mỡ trong máu cao, tăng huyết áp: Cần tây (500g), táo đen bỏ hạt (250g). Nấu chín, uống nước, ăn cái.
- Chữa tiểu đường (kèm mất ngủ): Rễ rau cần tây (90g), toan táo nhân (10g). Nấu nước uống.
- Chữa phong thấp: Cần tây tươi (1kg toàn cây), phơi khô mỗi lần dùng 150g sắc còn 3 bát còn 1 bát chia 3 lần uống trong ngày.
- Chữa thận dương hư, tăng huyết áp: Cần tây (100g), củ năng (20g), đỗ trọng (10g), thịt bò tươi (200g), các vị thái nhỏ, nước luộc gà (300ml). Phi thơm hành, dầu rồi cho các vị vào đảo đều. Tiếp tục cho nước luộc gà vào đun nhỏ lửa 25-30 phút. Chia 2-3 lần ăn trong ngày, ăn nóng.
- Chữa da lở loét: Cần tây tươi (30g) rửa sạch, giã nát, đắp lên vết lở loét. Khi vết thương đã khô, lấy nước cốt thoa lên thường xuyên sẽ chóng lên da non, sẹo đẹp.
- Chữa tăng huyết áp: Toàn cây cần tây (100g) sắc lấy nước uống hằng ngày (chia 3 lần) uống đến khi thấy huyết áp ổn định thì thôi.
- Bổ thận hạ huyết áp: Cần tây (100g), quả dâu ta chín (100g), nấm hương (30g), thịt nạc heo (100g) và gia vị. Phi thơm dầu với tỏi cho thơm sau đó cho thịt heo đã ướp gia vị và dâu ta, nấm hương vào đảo đều cho thấm. Tiếp tục cho nước luộc gà (300ml). Đun nhỏ lửa 25-30 phút chia 2-3 lần ăn trong ngày.
Cần tây có chứa nhiều dinh dưỡng và chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, các bà nội trợ không nên cất giữ rau cần tây trong tủ lạnh quá 1 tuần vì chất furanocoumarin trong cần tây sẽ tăng gấp 2,5 lần, nếu ăn sẽ bị ngộ độc và những người bị huyết áp thấp không nên dùng cần tây.

Nghệ trắng trị thấp khớp


Nghệ trắng (Wild tumeric) còn có tên khác là nghệ rừng, ngải dại, ngải mọi, ngải trắng, nghệ thơm, tiếng Pa-cô là Tara-hau-hen, tên khoa học là Curcuma aromatica, thuộc họ gừng.
Là loài của Á châu nhiệt đới, phân bố ở hầu khắp rừng nước ta. Nó cũng thường được trồng trong các vườn gia đình để lấy củ thơm và có bột như bột Hoàng tinh. Thu hoạch thân rễ vào mùa thu hay đông, loại bỏ rễ con, rửa sạch, ngâm nước 2 – 3 giờ, ủ mềm, bào mỏng, phơi khô hay sấy khô.
Là cây thảo cao khoảng 20 – 60cm có khi 1m, có thân rễ khỏe, với những củ hình trụ mọc tỏa ra có đốt, ruột màu vàng. Lá rộng hình giáo, nhẵn ở mặt trên, có lông mềm mượt ở mặt dưới, dài 30 – 60cm, rộng 10 – 20cm; cuống lá ngắn ôm lấy thân.
Theo các tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc, củ nghệ trắng chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm curcuminoit có tác dụng kháng sinh mạnh, nên được công nhận là thảo dược có nhiều lợi ích trong y học. Trong thành phần nghệ trắng còn có chứa một chất dầu bay hơi có mùi thơm vị cay, có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa một số bệnh ung thư do tác dụng tiêu diệt và loại bỏ các khối u.
Các chuyên gia sức khoẻ Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc thử nghiệm, điều trị bệnh ung thư ruột bằng một loại thuốc được chế biến từ củ nghệ. Nên có lời khuyên nếu thường xuyên ăn nghệ này trong các bữa ăn sẽ giảm được nguy cơ ung thư ruột. Hay ăn nghệ cùng với ăn nhiều rau xanh, có thể ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Các nhà khoa học tại New Jersey (Mỹ) đã chứng minh rằng, kết hợp ăn nghệ với bông cải xanh, cải xoắn, củ cải và bắp cải có thể bảo vệ bạn chống lại căn bệnh chết người này.
Đông y cho rằng, nghệ trắng có vị cay, đắng, tính mát; có tác dụng hành khí giải uất, lương huyết phá ứ lợi mật, trừ hoàng đản. Thường dùng trị tức ngực, trướng bụng; nôn ra máu, chảy máu cam, đái ra máu; viêm gan mạn, xơ gan đau nhức, hoàng đản; kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh; động kinh. Ngoài ra còn dùng củ giã ra ngâm trong rượu hoặc sao lên trộn lẫn với những vị thuốc khác để trị đau thấp khớp.
Dưới đây là một số cách sử dụng nghệ trắng trị bệnh.
* Chữa ho gà, thấp khớp: Giã 10g nghệ trắng, tẩm rượu, cho vào lọ kín hấp cách thủy trong 1 giờ, chắt lấy nước uống trong ngày.
* Phong thấp, bong gân, sai khớp: Củ nghệ trắng 10g, rễ ô đầu 10g, nhân hạt gấc 10g. Tất cả giã nhỏ, ngâm rượu với mật gấu hay mật trăn sau 1 tháng là được, dùng xoa bóp.
* Đau bụng kinh, bổ máu sau khi sinh: Nghệ trắng 20g, lá nhọ nồi 20g, củ gấu 20g, lá mần tưới 20g, tô mộc 16g, ngải cứu 12g. Tất cả sao vàng sắc với 400ml nước còn khoảng 100ml, chia 2 lần uống trong ngàỵ
* Phong thấp, bong gân, sai khớp: Củ nghệ trắng 10g, rễ ô đầu 10g, nhân hạt gấc 10g. Tất cả giã nhỏ, ngâm rượu với mật gấu hay mật trăn sau 1 tháng là được, dùng xoa bóp.
* Chảy máu cam, nôn ra máu, đái ra máu, viêm gan: Nghệ trắng, địa long (giun đất), đơn bì, chi tử mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
* Nôn ra máu: Nghệ trắng 10g, Địa long 10g, Đơn bì 10g, Chi tử 10g, sắc uống.
Cần lưu ý là ba loại nghệ tuy hình dáng thân cây, lá và hoa trên mặt đất hơi giống nhau, nhưng rễ hoàn toàn khác nhau về màu sắc, kích cỡ, hình dáng, mùi vị và tác dụng.
 Nghệ vàng có màu vàng sặc sỡ hơn đã được nghiên cứu và được dùng rất phổ biến trên toàn thế giới, có tác dụng tốt chữa đau dạ dày và làm lành các vết loét dạ dày, trong khi các loại còn lại ít sắc tố hơn và công dụng cũng khác nhau, nhưng nhiều người cứ dùng lẫn lộn rồi truyền miệng mà không có một chứng cứ khoa học nào.
Nghệ trắng cũng được cảnh báo là không dùng cho phụ nữ mang thai vì có nhiều nguy cơ sảy thai, không được dùng trước hoặc sau khi tiến hành phẫu thuật vì làm chậm quá trình đông máu gây chảy máu nhiều, có thể dẫn đến tử vong. Dù sao khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào kể cả thảo dược thiên nhiên cũng cần tham khảo ý kiến các chuyên gia.

Công dụng của hoa cẩm chướng


Đông y cho rằng, cẩm chướng có vị đắng, tính hàn, tác dụng lợi tiểu, thông lâm, hoạt huyết, thông kinh, chữa đái buốt, đái dắt, đái ra máu, đái ra sỏi, tiểu tiện không thông, bế kinh, phù thũng, trừ giun, lá dùng chữa tắc ruột. Không dùng cho phụ nữ có thai vì cẩm chướng có tác dụng gây sẩy thai.

Sau đây là những phương thuốc chữa bệnh dùng từ cây hoa cẩm chướng.
* Chữa sỏi thận
Cẩm chướng 10g, kim tiền thảo 8g, xơ mướp 5g, râu ngô 8g, thuốc sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần 60ml, cần uống trong 7 ngày liền là một liệu trình. Nghỉ giữa các liệu trình là 3 ngày. Phải uống 3 liệu trình.
* Chữa đái ra máu
Cẩm chướng 10g, rau má 18g, rễ cỏ tranh 8g, rễ cỏ xước 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia ra nhiều lần uống. Cần uống liên tiếp 3 ngày.
* Chữa bế kinh
Cẩm chướng 15g, ngải cứu 10g, ích mẫu 8g, củ nghệ 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần uống 50ml, cần uống 5 ngày liền, trước kỳ kinh 10 ngày.
* Chữa tiểu tiện bí
Cẩm chướng 10g, hành (cả rễ, củ, lá) 5 củ, mướp non 20g. Tất cả cho vào đun kỹ lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Nấm kim châm - Vị thuốc quý



Nấm kim châm (NKC) còn gọi là nấm kim tuyến. Ở Việt Nam quen gọi NKC. Nấm có 2 màu: màu nâu vàng hoặc vàng nhạt gọi là NKC (kim là vàng). Nấm có màu trắng gọi là nấm ngân châm (ngân là bạc). Ở Hà Nội có bán NKC Hàn Quốc để trong túi nilông trông như những cọng giá dài trắng khoảng dưới 10cm và có nụ tròn ở đầu.
Trong NKC có 16 loại axít amin trong đó có 8 loại cần thiết cho cơ thể con người, trong đó có nhiều lysin và kẽm giúp trí nhớ và trí lực của trẻ phát triển, cho nên được gọi là “nấm tăng trí nhớ của trẻ” và “nấm ích trí”. Do có nhiều kali nên NKC rất thích hợp với người tăng huyết áp, phòng chữa tai biến mạch máu não. NKC giảm hàm lượng cholesterol và thúc đẩy nhu động ruột và dạ dày nên chống béo phì. Thường xuyên ăn NKC có thể phòng và trị bệnh gan và bệnh loét dạ dày. NKC còn có tác dụng chống mệt mỏi, tăng sức đề kháng, chống khuẩn tiêu viêm, bài tiết các kim loại nặng khỏi cơ thể...

Một số món ăn, bài thuốc có sử dụng NKC

- Thanh nhiệt giải độc, hạ huyết áp: NKC tươi 250g, giá đậu xanh 150g, gia vị, muối, xì dầu, mì chính, gừng, dấm, tiêu bột, dầu thơm. NKC bỏ gốc rửa sạch, giá đậu đãi vỏ rửa sạch, chần giá và nấm bằng nước sôi vớt ra để ráo, sau đó trộn với các gia vị trên.

- Bệnh gan, suy yếu tình dục: NKC tươi 100g, tôm nõn 50g, gia vị: lá cải thìa 200g, nước dùng gà 750g, dầu rán, dầu thơm, muối, mì chính, hành, gừng. NKC bỏ gốc rửa sạch, lá cải thìa rửa sạch thái sơ. Cho dầu vào chảo đun nóng, đổ tôm nõn, hành, gừng, lá cải vào xào qua rồi đổ nước dùng gà vào cùng với NKC, muối đun sôi. Cuối cùng nêm mì chính, dầu thơm là được.

- Can thận yếu, suy giảm tình dục, tiêu hóa kém. Dùng thích hợp với sản phụ suy nhược cơ thể, kém ăn:

Cá trê 1 con khoảng 500g; NKC một ít; gừng, tỏi, hành thái nhỏ, mộc nhĩ lượng vừa đủ; muối 1/4 thìa con; tinh bột 1/2 thìa con, hạt tiêu 1 ít. Xì dầu 1/2 thìa canh, nước 1 cốc, đường 1 thìa con, muối 1/4 thìa con, dầu vừng, hạt tiêu 1 ít. Cá trê làm sạch đem ướp gia vị, rán qua, gắp ra để ráo dầu. NKC cùng mộc nhĩ ngâm mềm, tráng nước sôi, để ráo. Phi thơm gừng, tỏi, cho NKC, mộc nhĩ đảo nhanh, tra rượu, gia vị, đun sôi, cho cá, om đến khi nước cạn đặc, tra hành.

- Bổ khí huyết, lợi thủy tiêu thũng, hoạt huyết điều kinh, mạnh gân cốt, dùng thích hợp cho người bị ho do phổi yếu, trĩ ra máu, kiết lỵ ra máu, huyết ứ sau khi đẻ: chim cút 4 con, nấm hương 2 cái, táo tàu 2 quả; NKC, mộc nhĩ, gừng, hành vừa đủ dùng. Nước gừng, rượu mỗi thứ 1/2 thìa con, muối 1/4 thìa con, tinh bột, xì dầu mỗi thứ 1 thìa con, đường 1/8 thìa con, dầu vừng, hạt tiêu một ít. Nấm hương ngâm mềm, bỏ đế cuống rửa sạch, thái sợi, NKC, mộc nhĩ ngâm mềm, nhúng qua nước sôi, rửa sạch để ráo, táo tàu bỏ hạt rửa sạch. Chim cút làm sạch, bỏ nội tạng, lọc xương lấy thịt, thái miếng mỏng, đem ướp cùng nấm hương, NKC, mộc nhĩ, gừng, táo tàu, rắc hành phía trên. Đun to lửa hấp cách thủy 10 phút, tưới ít mỡ nước, ăn lúc còn nóng.

- Trẻ em thỉnh thoảng bị chảy máu cam. Do có hỏa táo hoặc nhiệt khí, nên dùng NKC để làm thức ăn trị liệu. Nếu không có NKC còn tươi thì dùng NKC thái khô. Mỗi lần dùng NKC chừng một lạng, phối hợp với cá hoặc thịt, nấu canh cho trẻ dùng theo bữa cơm. Cứ một tuần lễ dùng 2 lần sẽ có hiệu quả rõ rệt.

- Phòng chữa loãng xương, tăng huyết áp: 2 thanh đậu phụ, 150g nấm linh chi, nấm rơm, NKC, 50g thịt cua, 2 thìa cà phê tỏi, hành xay, 2 thìa súp nước dùng, 1 thìa cà phê bột năng, dầu ăn, gia vị đậu tương, 1 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê dầu mè, 1/2 thìa súp tương ớt. Rửa nấm, thái nhỏ, phi hành, tỏi, cho thịt cua, nấm vào xào, nêm gia vị. Cho nước dùng đun sôi, cho bột năng pha loãng vào, thái đậu phụ thành miếng, cho sốt lên, hấp 5 phút.

- Phòng chữa béo phì, thanh nhiệt giải độc (NKC trộn dưa giá): NKC 200g, giá đậu xanh 200g, 1/2 củ cà rốt, 1/2 quả dưa leo, 1 quả ớt sừng, 10g ngò rí, trộn đều với 1 thìa súp dấm, 1 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa súp đường, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê ớt băm. NKC cắt gốc, rửa sạch, để ráo nước. Giá đậu xanh rửa sạch, ngắt bỏ đầu và gốc. Cà rốt gọt vỏ, cắt sợi. Dưa leo bỏ ruột, cắt lát mỏng, ớt sừng bỏ hạt, cắt miếng. Cho NKC, giá, dưa leo, ớt sừng, ngò rí vào thố, rưới nước trộn vào trộn đều.

Lưu ý: Cần phân biệt với hoa kim châm là hoa hiên làm cảnh, cũng được dùng làm thức ăn và thuốc.

Củ cải và tác dụng phòng chữa bệnh


Củ cải không chỉ là thức ăn ngon mà còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh.
CỦ CẢI ÍT NĂNG LƯỢNG NHƯNG GIÀU CHẤT KHOÁNG

Củ cải được xếp vào hàng các thực phẩm ít năng lượng nhất. 100 g Củ cải chỉ cung cấp 15 kilocalo. Chất đạm và chất béo trong Củ cải chiếm một vị trí hết sức khiêm tốn. Chính những glucide có trong Củ cải mới đóng vai trò chủ đạo. Đa số các glucide này được cấu tạo bởi các đường glucose và fructose, còn lại là một số đường ít thông dụng hơn như pentosa hoặc hexane (các đường này chỉ được đồng hoá một phần).

Tuy nhiên, Củ cải lại rất giàu chất khoáng và các nguyên tố vi lượng. Vì mọc dưới đất nên Củ cải tập hợp được chất khoáng và vi lượng trong thời gian chúng phát triển trong lòng đất. Hàm lượng Kali cao trong Củ cải có tác dụng bài niệu tốt (lượng natri thấp trong củ cải càng phát huy tác dụng lợi tiểu). Hàm lượng can xi trong Củ cải cũng rất cao. Tỉ lệ canxi / phốtpho lớn hơn 1, tạo thuận lợi cho việc đồng hoá can xi. Ngoài ra, sự có mặt của manhê và lưu huỳnh cũng rất đáng kể.

Cuối cùng, Củ cải cung cấp chất sắt (sự có mặt của đồng trong Củ cải giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn), kẽm, fluor, iốt và selen. Có thể hình dung như sau để so sánh tỉ lệ giữa năng lượng và các chất khoáng mà Củ cải cung cấp cho cơ thể: Nếu ăn một lượng Củ cải đủ để nạp vào cơ thể 100 calo, bạn có thể nhận được tới 1620mg kali; 133mg canxi; 47mg manhê; 5,3mg sắt…

CỦ CẢI CHỨA NHIỀU SINH TỐ

Củ cải còn là một nguồn vitamin C dồi dào bởi 100 g Củ cải chứa 23mg vitamin C, nghĩa là 1/3 lượng vitamin C được khuyên dùng cho mỗi người lớn mỗi ngày (80mg). So với các loại rau khác, nhất là rau lá, thì rau rễ như Củ cải “bảo quản” vitamin C tốt hơn. Củ cải có thể ăn sống, nên không sợ mất vitamin C trong quá trình nấu nướng.

Người ta còn tìm thấy trong Củ cải nhiều vitamin nhóm B (nhất là vitamin B9 hoặc axít folic, vitamin B3 hoặc PP và vitamin B6) và một lượng nhỏ tiền sinh tố A (caroten).

CỦ CẢI PHÒNG BỆNH UNG THƯ

Củ cải được xếp vào nhóm các cây họ Cải (như Bắp cải chẳng hạn). Nhóm các cây này có chứa những thành phần đặc biệt như inđola hay gluconisate. Các nhà nghiên cứu rất quan tâm tới các thành phần này vì họ nhận thấy chúng có vẻ có khả năng ức chế hoặc ngăn chặn các tế bào u ác tính phát triển. Ngoài ra, trong Củ cải còn thấy có các glucosinolates, có tác dụng sản sinh ra các sénevol có khả năng kháng khuẩn, các isothiocyanates de phényl – éthyle và benzyle cũng đóng vai trò trong việc ngăn ngừa ung thư.

Có thể nói, Củ cải là một lá chắn chống lại các bệnh ung thư, nhất là ung thư dạ dày và ung thư đại tràng.

CỦ CẢI VÀ CHỨC NĂNG TIÊU HOÁ

Củ cải chứa rất nhiều chất xơ (100 g Củ cải có 1,5 g chất xơ). Các chất này có thành phần chủ yếu là xeluloza và hemixeluloza. Nếu được ăn sống, các chất xơ trong Củ cải sẽ phát huy tác dụng nhuận tràng rất tốt.

Các thành phần lưu huỳnh có trong Củ cải (nhất là các glucosides) chính là chất gây vị hăng ở Củ cải. Các chất này kích thích tiết dịch vị và giúp tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, có những người không thích vị hăng này. Vậy các bạn hãy chọn các củ tươi, non, nhỏ, và nhớ nhai kĩ nhé