Thursday, April 12, 2012

Cây óc chó – vị thuốc quý



Theo đông y, rễ của cây óc chó đồng bằng có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng khử phong thấp, mạnh gân cốt, tiêu thũng…
Theo đông y, rễ của cây óc chó đồng bằng có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng khử phong thấp, mạnh gân cốt, tiêu thũng…
Cay oc cho vi thuoc quy
Tùy từng địa phương mà cây óc chó cũng có những tên gọi khác nhau như cây sung dại (miền Bắc) hay ổi dại (miền Nam), vì quả của nó nhỏ bằng trái trứng cá, hình giống quả ổi nhỏ mới mọc, nhưng bên trong ruột mềm, chứa những hạt như ruột quả sung.
Lá của nó có ba loại khác nhau mọc trên cùng một cành, nếu tính theo chiều dài một gang tay đo từ trên ngọn xuống (khoảng 20cm) gọi là đọt, cùng một đọt này có tới 3 loại lá đó là: trên cùng là lá ổi, lá giữa to hơn chia 2 phần nửa bên hình lá ổi, nửa bên hình lá đu đủ, còn lá dưới to hơn nữa là lá đu đủ nhỏ. Song cũng tùy loại cây óc chó mà có tên khác như vú chó hay vú bò (ở đồng bằng) hay cây hồ đào (ở vùng rừng). Chúng đều là những loại cây mọc hoang ở bờ ruộng bờ nương, rẫy, nơi ven rừng…
Như vậy óc chó cũng có hai loại đó là cây vú chó, vú bò, mọc thành những bụi nhỏ ở vùng đồng bằng nơi ven rừng, bờ ruộng rẫy ở quanh làng, có tên khoa học là Ficus hirta Vahl. Còn cây mọc trong rừng có tên khác là cây hồ đào với tên khoa học Juglans regiaL.
Theo đông y, rễ của cây óc chó đồng bằng (Ficus hirta Vahl, còn gọi là vú chó hay vú bò) có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng khử phong thấp, mạnh gân cốt, khử ứ tắc, tiêu thũng, sinh tân. Ngay từ xa xưa danh y Tuệ Tĩnh đã đã biết sử dụng nhựa mủ trắng của cây óc chó pha trộn cùng nghệ vàng làm hoàn để trị chứng bụng trướng đầy, đại tiện táo kết. Lá hay quả cây óc chó giã nát đắp chữa vết thương bầm tím…
Cây óc chó loại to mọc ở rừng có vị ngọt hơi chát, tính ấm, đi vào hai kinh phế, thận, để bổ dưỡng gan thận, làm mạnh lưng gối, thu liễm phổi, hạ suyễn, cố thận, sáp tinh. Công dụng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, trừ ho đờm, lao lực quá độ sinh ho, hen suyễn, lưng đau mỏi gối, chân yếu, làm thuốc dưỡng da, đen tóc, lợi tiểu, trừ trĩ. Lá óc chó còn sử dụng làm thuốc mỹ phẩm cho da, làm săn da, sát khuẩn, khử lọc máu. Dầu óc chó dùng chữa phòng lở chàm và nhuộm đen tóc. Cũng có tài liệu đông y nói rằng nhân óc chó còn gọi là hồ đào nhục, có vị ngọt, tính bình hơi ấm, tác dụng bổ phế, thận, làm mạnh sức, béo người, đen tóc, trơn da, chữa các chứng tiết tinh, ho lâu, gối lưng đau mỏi…
Cay oc cho vi thuoc quy
Cây óc chó cũng có tác dụng chữa bệnh hở van tim và ngừa nhồi máu cơ tim. Chuyện kể rằng cố bác sỹ Lương Hoàng Phấn học được ở Tây Tạng từ vị Sư Lạt Ma và ông đã hướng dẫn dùng 9 đọt cây óc chó, cho ½ ly nước rồi giã vắt lấy nước cốt. Lấy cùng 1 bó hẹ tươi chừng 1 nắm tay, cũng cho ½ ly nước giã vắt lấy nước để riêng. Hai ly này đem phơi sương trong đêm, cho đến 12 giờ đêm mang vào và uống riêng từng ly một, mỗi lần uống từng ly này cách nhau 30 phút (uống ly nào trước cũng đều được). Mỗi tuần uống hai đêm liền, nhưng sang tới tuần thứ hai cũng uống liên tiếp hai ngày liền trùng vào hai ngày tuần trước đã uống (bài thuốc đã chữa thành công một bà già 60 tuổi bị hở van tim nặng tại Nam bộ sau 4 lần uống). Sau đây xin giới thiệu vài phương thuốc chữa trị từ cây óc chó để tham khảo và có thể áp dụng.
- Chữa vết thương đau nhức: Dùng nhân hạt óc chó giã nhỏ hòa với rượu uống, kết hợp lấy lá óc chó tươi hay vỏ quả giã nát đắp rịt bên ngoài vết thương.
- Chữa người già hen suyễn, đái ra cát sỏi: Giã hạt óc chó nấu cháo thường ăn sẽ khỏi.
- Chữa bỏng, lở chàm, nhuộm đen tóc: Lấy dầu óc chó bôi ngoài, hay chải tóc.
- Chữa thận lạnh, đau buốt ngang lưng, rũ mỏi, liệt dương, đái són, đái nhiều, vãi đái, tiết tinh: Nhân hạt óc chó (hồ đào nhục) 12g, ba kích 10g, nhân quả rể (ích trí nhân) 8g, ô dược 8g, cẩu tích 8g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Wednesday, April 11, 2012

CHỮA BỆNH VỚI CHUỐI HỘT



Chuối hột vị ngọt chát, tính mát, có tác dụng giải độc, làm mát máu, lợi tiểu, giúp tiêu hóa nhanh, sát trùng. Nó thường được dùng chữa đau bụng, kém ăn, sỏi đường tiết niệu.

Các bài thuốc có chuối hột:
- Chữa đái rắt: Chuối hột 3 quả, râu ngô 10 g, rau má 15 g, lá dấp cá 8 g; sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần 50-60 ml. Uống 2-3 ngày liền.
- Chữa sỏi thận: Chuối hột 12 quả (thái lát mỏng, sao vàng, hạ thổ trong 8 giờ). Kim tiền thảo 30 g, rễ cỏ tranh 60 g, bông mã đề 30 g.
Thang thuốc chia làm 4 phần, mỗi ngày dùng 1 phần sắc uống 4-5 lần, mỗi lần 50-60 ml. Dùng trong 4 ngày liền.

- Chữa tiêu chảy: Chuối hột tước vỏ, rửa sạch, thái lát dùng ăn sống.
- Chữa hắc lào: Chuối thái mỏng xát lên chỗ bị hắc lào 1-2 lần/ngày, trong 5-7 ngày.

Trong Y học cổ truyền, chuối hột là một cây thuốc quen thuộc, hầu như tất cả các bộ phận của cây chuối hột đều được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Quả chuối hột xanh được dùng chữa hắc lào: Lấy quả xanh còn ở trên cây, cắt đôi, hứng lấy nhựa, bôi hàng ngày vào chỗ hắc lào. Quả chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với rau sống ăn với sứa, với gỏi cá giảm độ tanh và đề phòng tiêu chảy.
Vỏ quả chuối hột: Phối hợp với một số vị thuốc khác có thể chữa đau bụng kinh, kiết lỵ.
Để chữa đau bụng kinh, lấy 40g vỏ quả chuối hột, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột. Quế chi 4g, cam thảo 2g, tán bột. Trộn đều hai loại bột, luyện với mật làm viên, uống 2 -3 lần trong ngày với nước ấm.
Để chữa kiết lỵ, lấy 20g vỏ quả chuối hột, 20g rễ gai tầm xoong, 20g vỏ quả lựu, 20g rễ tầm xuân, 10g búp ổi, phơi khô, thái nhỏ, sắc lấy nước uống.
Củ chuối hột: Được dùng làm thuốc chữa cảm nắng, sốt cao, kiết lỵ ra máu và chống sảy thai.
Lấy củ chuối hột rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống có thể chữa được cảm nắng, sốt cao, mê sảng.
Dùng củ chuối hột kết hợp với củ sả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây tá mỗi thứ 4g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống cả một lần trong ngày để chữa kiết lỵ ra máu.
Lấy củ chuối hột 12g, tầm gửi cây dây (tang ký sinh) 12g, rễ cỏ tranh 12g, thài lài tía 12g, sắc uống chữa ho ra máu.
Hoặc lấy củ chuối hột, củ chuối rừng, rễ cây móc, mỗi thứ 15g thái nhỏ, sao vàng, sắc làm thuốc chống sảy thai.

Thân non cây chuối hột: Cắt đoạn, nướng chín, ép lấy nước, thêm ít nước, ngậm chữa đau răng.
Lá chuối hột: Phơi khô (10g), mốc cây cau (20g), tinh tre (20g). Tất cả đốt tồn tính, tán nhỏ, sắc uống chữa băng huyết, nôn ra máu.

Theo kinh nghiệm dân gian thì cây chuôi hột là cây có nhiều công dụng từ trái, lá, thân, rể. Đặc biệt lá chuối hột là loại lá duy nhất dùng để gói bánh (bánh ích, bánh tét, bánh chưng…). Trái chuối hột trị được nhiều bệnh khá hiệu quả, mà ít tốn tiền, không độc hại. Cây chuối hột tên khoa học là Musra barjoo sieb, họ Musaceae, có nơi gọi là chuối chát. Là cây mọc hoang, hiện được trồng nhiều để lấy lá gói bánh và trái để ăn ( dù hột rất nhiều ).Trái chuối hột có hình tròn dài, lúc chín có màu vàng, vị ngọt, có nhiều hột đen. Trái chuối hột một “thần dược”, được chế biến ngâm thành “rượu chuôi hột” dùng rất tốt.

Theo cuốn “450 vị thuốc nam có tên trong bản Dược thảo Trung Quốc” (Nhà xuất bản Y học-1963) thì lá và vỏ quả chuối hột khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân (cước khí). Rễ sắc uống chữa cảm mạo, bệnh dạ dày, đau bụng, chữa cả chứng tiêu khát và bệnh lâm lậu. Theo kinh nghiệm dân gian người ta dùng chuối hột trị được nhiều bệnh khá hiệu quả, mà lại không tốn tiền, không độc hại. Ngoài việc dùng nước sắc quả chuối hột chữa bệnh đái rát; lá và vỏ quả chuối khô làm thuốc lợi tiểu chữa phù thũng (sắc uống) nhưng hay dùng nhất là để điều trị các bệnh Sỏi thận, chữa bệnh đái tháo đường, bệnh hắc lào, trị táo bón, chữa cảm nóng sốt cao,…

Cụ thể :

Chữa sỏi thận: Lựa quả chuối hột thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hột chuối vào 2 lít nước, đun nhỏ lửa khi còn 2/3 nước là được. Uống hàng ngày như nước trà, uống liền 2-3 tháng cho kết quả khá tốt.

Chữa bệnh đái tháo đường: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp, có thầy thuốc (ở Trung Quốc) đã nghiên cứu cải tiến: cắt ngang cây chuối hột, khoét một lỗ, đậy nilon lên, để nước cây chuối tiết ra đọng vào đó. Lấy nước này cho người bệnh uống. Khi đoạn trên héo thì cắt thấp xuống phía dưới; một cây cắt ngang như thế dùng được nhiều lần. Mùa mưa nước chuối loãng thì uống nhiều hơn mùa nắng. Điều trị theo cách này bệnh cũng thuyên giảm rõ rệt. Hoặc cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc (cách mặt đất khoảng 20cm) lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) mà uống.

Ngoài ra, quả chuối hột còn xanh được dùng điều trị bệnh hắc lào (cắt đôi, xát trực tiếp vào nơi tổn thương), dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi. Với trẻ táo bón, người ta lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa cho vỏ quả ngả màu đen chín nhũn, lấy ra để nguội cho trẻ ăn, khoảng 10 phút sau là đi tiêu được. Chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng: đào lấy củ chuối hột rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước cho uống sẽ giảm sốt và không nói mê./.

Bài thuốc từ rau càng cua

Rau càng cua là loại rau hoang dại, mọc nhiều nơi, ăn sống hơi chua giòn ngon, rất có giá trị về dinh dưỡng. Theo Đông y, rau có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện.

Rau càng cua

Đặc điểm của rau càng cua:
Càng cua tên khoa họcPeperomia peliucida, ưa mọc nơi đất ẩm, mương rạch, vách tường khắp nơi ở nước ta, cao khoảng 20 – 40cm. Càng cua thường được người dân hái làm rau tươi bóp giấm, đặc biệt món rau ăn sống với ếch chiên, thịt bò xào tái, lươn om, ăn ngon lạ miệng, bổ mát… Trong 100g rau càng cua chứa 92% nước, phosphor 34mg, kali 277mg, canxi 224mg, magiê 62mg, sắt 3,2mg carotenoid 4.166 UI, vitamin C 5,2mg, cung cấp cho cơ thể 24 calori.
Rau càng cua chứa nhiều chất vitamin C, carotenoid, là chất có vai trò tăng khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch, bệnh về mắt, tăng cường sức mạnh cơ bắp, mau lành vết thương, giải nhiệt độc cơ thể… Đây là rau chứa nhiều chất phosphor, canxi là chất có vai trò quan trọng giúp trẻ em phát triển bộ xương, ngăn ngừa còi xương và chữa loãng xương người lớn. Rau chứa nhiều chất sắt, ăn rất tốt cho người thiếu máu do thiếu sắt. Rau còn chứa nhiều kali là chất rất cần cho sự hoạt động bình thường của cơ tim, sử dụng rất tốt cho bệnh tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, càng cua giàu chất magiê cũng là chất có vai trò chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp, và loãng xương. Càng cua là loại rau ít năng lượng, rất thích hợp cho người thừa cân nóng nhiệt.
Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện, là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng phế nhiệt miệng khô khát, chứng huyết nhiệt sinh mụn nhọt lở ngứa, chứng vị nhiệt sinh táo bón, chứng thận hư âm hư, bàng quang nhiệt tiểu buốt gắt, và chữa chứng đau mỏi cơ khớp do phong nhiệt.

Một số món ăn bài thuốc dùng rau càng cua
- Chữa phế nhiệt, viêm họng khô cổ khan tiếng: rau càng cua rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống ngày 50 – 100g.
- Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường) có kèm chứng miệng khô khát, táo bón: rau càng cua rửa sạch 100g bóp giấm, chanh, thịt ếch chiên bột 100g ăn tuần vài lần.
- Chữa thiếu máu: rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn vài lần.
- Chữa tiểu gắt, tiểu khó: rau càng cua ăn sống hoặc nấu nước uống ngày 150 – 200g.
- Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 – 100g.
- Chữa nhiễm trùng đầu ngón tay (chín mé): rau càng cua 100 – 150g sắc uống trong, bã đắp ngoài.
- Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.
Có người còn cho rằng, ăn rau càng cua làm người mát, bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.
Rau càng cua là rau ngon giòn, bổ mát, lạ miệng, là nguồn bổ sung nhiều vitamin vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau có tính hàn, người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng

Món ăn – bài thuốc từ cua đồng

Canh cua đồng là món canh giải nhiệt trong mùa hè, kích thích ăn uống và dễ tiêu hóa thức ăn. Y học cổ truyền và y học dân gian dùng cua đồng chữa ứ huyết khi bị chấn thương bầm giập. Y học hiện đại xác nhận: Trong cua đồng có nhiều calci phosphat nên rất tốt cho trẻ còi xương hay người bị loãng xương.

Bộ phận dùng: Cả con cua.
Thành phần dinh dưỡng: Có 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% B2; 2,1mg% PP; 0,12mg% B6; 125mg% cholesterol. Ngoài ra, có 0,25% melatonin. Mai cua có chất chitin.
Theo Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc; có tác dụng sinh phong liền gân nối xương. Dùng trị nhiệt tà, bạt độc, trừ lở ghẻ và máu kết cục.
Kiêng kỵ: Không dùng cua đồng có mắt đỏ, có lông ở bụng, có chấm ở lưng và có khoang ở chân. Không được uống nước cua sống vì cua đồng có thể chứa ấu trùng sán lá.
Cua đồng dùng trong y học cổ truyền và y học dân gian:
- Chữa trẻ nhỏ còi xương, chậm biết đi: Cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, rang nhỏ lửa cho vàng và khô. Tán bột. Dùng 15 – 20g quấy với bột gạo, cho trẻ ăn trong ngày.
- Chữa vết thương đụng giập, lở loét: Cua đồng 2 con, rượu 1 chén. Cua giã nát, cho rượu vào đun sôi, gạn lấy rượu uống, bã đắp vào chỗ đau (Nam dược thần hiệu).
- Chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ: Cua đồng 200g, rau rút 1 – 2 nắm, khoai sọ 300 – 400g. Cua bỏ yếm, bỏ mai, rửa sạch, giã nát, gạn lọc lấy nước; rau rút bỏ rễ, cạo bỏ phần bấc, ngắt đoạn, rửa sạch; khoai sọ cạo bỏ vỏ, bổ nhỏ. Cho khoai sọ vào nước cua, nấu chín, khi gần được cho rau rút vào, đun sôi tiếp 5 – 10 phút. Ăn trong ngày, dùng 2 – 3 ngày.
- Giải nhiệt mùa hè trị lở ngứa: Cua đồng 200g, mướp hương 1 – 2 quả, rau đay 100g, rau mồng tơi 100g. Cua bỏ yếm, bỏ mai, rửa sạch, giã nát, gạn lọc lấy nước; mướp cạo vỏ, rửa sạch, cắt miếng; rau đay, rau mồng tơi rửa sạch thái đoạn. Đun sôi nước cua, cho các rau vào, đun thấy mướp chín là được.
- Trị viêm thận cấp: Cua đồng 250g, vỏ cây dâu 50g. Cua bỏ yếm, bỏ mai, rửa sạch, giã nát, gạn lọc lấy nước; vỏ cây dâu rửa sạch, cắt đoạn. Nấu thành canh, uống hết nước.
- Trị trướng bụng, chứng phù tim: Cua đồng tươi nấu cháo, ăn nóng.
- Chữa sưng tấy: Mai cua 10g, vảy tê tê 10g, gai bồ kết 10g. Mai cua sao vàng, vảy tê tê sao phồng rộp, gai bồ kết phơi sấy khô; tất cả tán bột. Uống với rượu.

Dược thiện từ món ốc nhồi hấp sả

Đông y cho rằng, ốc có tính hàn, vị ngọt mặn, quy vào kinh vị, đại tràng và bàng quang có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, lợi thủy có thể dùng trị chảy máu cam hoặc táo bón…; song lại là món ăn thích hợp cho những người béo phì muốn giảm cân.
Ốc có nhiều loại như ốc dừa, ốc đá, ốc nhồi, ốc bươu, ốc len…; chúng đều là những loại giàu dinh dưỡng. Phân tích thấy trong thịt ốc chứa 11,9% protid; 0,7% lipid; các vitamin (B1 0,01mg%; B2 0,06mg%; PP 1mg%); các muối (Ca 1.357mg%; P 191mg%). Ốc cung cấp 86 calo/100g thịt. Các chất đạm, mỡ, cacbua hydrat, canxi, photpho, sắt, các sinh tố B2, PP, A… có trong thịt ốc rất phù hợp sử dụng cho những người mắc chứng béo phì, bệnh tiểu đường… Nhờ vậy ốc có thể chế biến thành món ăn vừa bổ dưỡng lại phòng trị được nhiều bệnh. Trong dân gian, ốc cũng đã được chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu như luộc, xào, nấu chuối, chiên, hấp…
Để có thể áp dụng, dưới đây xin giới thiệu cách chế biến một món ăn tiêu biểu đó là “món ốc nhồi hấp sả”, món ăn này có công hiệu bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe khiến cơ thể kiện tráng, lại phòng ngừa được nhiều bệnh.
Nguyên liệu gồm: ốc nhồi 30 con, thịt lợn nạc dăm xay 200g, giò sống 300g, nấm hương (nấm đông cô) 50g, nấm mèo 50g, củ cải trắng 2 củ, lá chanh 10 lá, ngò rí, ớt hiểm 100g, hành tím 50g, tiêu xay 50g, tôm khô 50g, chanh 2 quả, tỏi 1 củ, sả 20 cây, gia vị: hạt nêm, đường, bột ngọt, nghệ, riềng 200g.
Cách chế biến: Ngâm ốc cho hết nhớt, rửa sạch, luộc sơ, khêu ra lấy phần thịt cắt hạt lựu. Riềng, nghệ, hành tím băm nhuyễn lấy nước mỗi loại khoảng 1 muỗng canh + một phần xác. Nấm đông cô + nấm mèo luộc, cắt nhỏ. Tôm khô ngâm cho mềm, cắt hạt lựu. Trộn đều hỗn hợp các thứ trên, thêm vào hạt nêm, bột ngọt, đường, tiêu, củ sả bằm nhuyễn.
Vỏ ốc sau khi lấy hết phần ruột thì luộc lại với nước gừng hoặc rửa bằng rượu để khử mùi tanh. Nhồi hỗn hợp trên vào vỏ ốc (không chặt quá, vì thịt còn nở), xếp lẫn vào phần thân xả cắt khúc, rồi hấp trong khoảng 12 phút là chín. Dùng củ cải trắng và ngò rí để trang trí. Chấm ốc với nước mắm gừng, thêm sả và lá chanh, ăn nóng

Cá trê – Bổ thận, dưỡng huyết

Cá trê là loài cá nước ngọt, sống ở ao hồ, ruộng bùn, những chỗ tối tăm. Trong 100g thịt cá trê có 16,5g protid; 11,9g lipid; 20mg Ca; 21mg P; 1mg sắt; 0,1mg vitamin B1; 0,04mg vitamin B2; 1,4mg vitamin PP và cung cấp 178 calo. Theo y học cổ truyền, cá trê vị cam, tính ôn, có tác dụng ích âm, khai vị, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu tiêu thũng, bổ huyết.


Một số tác dụng của cá trê:
Dưỡng huyết điều kinh: cá trê 250g, đậu đen 150g, bột canh, nước đủ dùng. Cá trê làm sạch, bỏ mang, ruột, chặt khúc. Đậu đen rửa sạch, đậu đen hầm chín rồi cho cá trê vào hầm cùng với đậu đen tới khi cá chín nhừ, nêm bột canh là dùng được. Món ăn có tác dụng kiện tì, dưỡng huyết, điều kinh.
Bổ thận: cá trê 1 – 2 con, đậu đen 150g. Cá trê khử mùi tanh, nhờn, làm sạch, giữ nguyên đầu, lọc bỏ xương đẻ riêng. Ninh xương cá với 300ml nước để làm nước dùng. Đậu đen xay thành bột, cho vào nước xương quấy đều rồi đun sôi, để nhỏ lửa, cho cá vào nấu chín, nêm gia vị là dùng được. Ăn trong 15 ngày, bệnh sẽ cải thiện rõ ràng.
Chữa loạn kinh: cá trê 300g, ngải cứu 100g, hồng hoa 12g, bột đậu đen 120g, trần bì 6g. Cá trê làm sạch, cho vào nồi cùng bột đậu đen. Ngải cứu, hoa hồng, trần bì cho vào túi vải, buộc kín, cho nước vào đun nhỏ lửa, khi các thứ trong túi vải nhừ bỏ ra, nêm gia vị là dùng được.
Chú ý: Không nên ăn cá trê với rau kinh giới.

Cháo thuốc cho người viêm mũi dị ứng

Viêm mũi là bệnh dai dẳng, thời tiết khí hậu, môi trường không khí thay đổi là bệnh dễ tái phát. Triệu chứng của bệnh: hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa trong mũi, niêm mạc mũi bị phù nề, thay đổi màu sắc. Nhiều trường hợp vách ngăn bị cong vẹo, biến dạng làm tắc nghẽn một bên. Viêm mũi thường kèm theo đau đầu, váng đầu, đường thở không thông, nhiều khi người bệnh phải thở bằng miệng.
>> Viêm mũi dị ứng dễ nhầm với viêm xoang
Để điều trị chứng bệnh này, ngoài việc dùng thuốc, Đông y đã sử dụng những dược thiện để hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh tât.
Cháo tim lợn – cát cánh:
Nguyên liệu: Tim lợn 1 quả, cát cánh 20g, gạo tẻ 100g, gừng, hành khô, rau gia vị, chanh ớt vừa đủ.


Cháo tim lợn - cát cánh
Cách làm: Tim lợn thái lát mỏng, ướp gia vị để riêng. Rau thơm rửa sạch thái ngắn, gừng sống đập dập băm nhỏ, để riêng. Cát cánh cùng 2 bát nước nấu cho sôi 15 phút. Lấy nước thuốc này cùng gạo nấu thành cháo, khi cháo được cho tim lợn vào nấu thêm ít phút cho chín đều, múc cháo ra bát tô thêm gia vị, rau thơm, chanh ớt, ăn nóng.
Công dụng: Tim lợn bổ tâm, bổ khí. Cát cánh chống viêm, chống dị ứng và có tác dụng co mạch. Rau gia vị như kinh giới, tía tô, hành hoa, sinh khương… chống viêm và tuyên thông phế khí giúp cho đường hô hấp được thông suốt, giảm tiết. Bệnh nhân viêm mũi, tắc mũi, chảy nước mũi nên dùng.
Cháo chân giò lợn – trần bì, bán hạ, sinh khương:
Nguyên liệu: Chân giò lợn 1 cái (chỉ lấy phần xương và móng), trần bì 12g, bán hạ chế 12g, sinh khương 6g. Gạo tẻ 100g, các loại rau, gia vị, chanh ớt…
Cách làm: Chân giò làm sạch chặt miếng cùng với gạo cho vào nồi. Dùng 1 ấm khác bỏ trần bì, bán hạ, sinh khương cùng 2 bát nước nấu sôi 15 phút, lấy nước này cho sang nồi đã có sẵn gạo và chân giò, hầm cho chín kỹ thành cháo (nếu thiếu nước thì chế thêm vào cho vừa đủ). Các loại gia vị đã rửa sạch thái ngắn cùng chanh ớt chuẩn bị sẵn. Khi cháo được múc cháo ra bát tô, nhanh tay nêm gia vị, các loại rau thơm, chanh ớt vừa đủ, ăn nóng.


Móng giò dùng để nấu chân giò - trần bì bán hạ sinh khương
Công dụng: Hạ khí, chống viêm, chống xuất tiết, tuyên thông phế đạo, tác dụng co mạch. Dùng món này người bệnh giảm đau, thông đạt đường hô hấp, khỏi váng đầu, khỏi ngạt mũi, hắt hơi, còn có tác dụng kháng histamin.
Tính năng tác dụng của các loại rau thơm đã sử dụng: Tía tô: giải cảm, tiêu đờm, thuận khí trừ ho; Kinh giới: trừ phong, chống dị ứng, chống ngứa; Lá hẹ: bổ thận nạp khí, tính ôn, lợi chín khiếu, trừ hàn; Trần bì: thông khí giảm ho, bổ tỳ lợi phế; Bán hạ: hạ khí, tiêu đờm, trừ thấp; Sịnh khương: vị cay, tính ấm, giải cảm, tiêu độc; Quả chanh, nước chanh: vị chua tính mát, giải nhiệt, cung cấp vitamin C cho cơ thể; Hành hoa: chống viêm, trừ tà, thông đạt đường hô hấp.
Lương y Trịnh Văn Sỹ

Sò lông – Bổ huyết, tiêu tích

 

Sò lông thuộc họ sò (Arcidae) là một loài động vật thân mềm, có hai mảnh vỏ hình bầu dục, ngả về phía trước. Trong y học cổ truyền, sò lông được dùng với tên thuốc là mao kham. Dược liệu là thịt sò và vỏ sò
.




Sò lông

Thịt sò lông (mao kham nhục) có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc có tác dụng bổ huyết ôn trung, kiện vị, chữa thiếu máu, huyết hư, tiêu hóa kém, đau dạ dày. Cách dùng như sò huyết là đặt sò lông lên than hồng, nướng đến khi hai mảnh vỏ của sò nứt bung ra, nước béo chảy ra. Lấy thịt ăn nóng với gia vị. Tuy thịt sò lông không ngon bằng sò huyết nhưng cũng được nhân dân ưa chuộng và sử dụng khá rộng rãi. Có thể đem thịt sò lông phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rồi uống mỗi lần 4-8g. Ngày 2-3 lần.
Sò lông thường được dùng chữa bệnh dưới dạng thức ăn, vị thuốc như sau: thịt sò lông 100g, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 2g với nước cơm để chữa viêm loét dạ dày, tá tràng mạn tính; nấu với rong biển 50g, ăn cái, uống nước; với râu ngô 30-60g chữa viêm gan, vàng da, sỏi mật; với thịt hến 100g và rễ hẹ 50g lại là thuốc chữa mồ hôi trộm.
Vỏ sò lông (mao kham tử) đã gỡ hết thịt, đem rửa sạch, đập vỡ vụn cho vào nồi trát kín, nung đến khi đỏ hồng. Lấy ra, để nguội, tán nhỏ, rây bột mịn. Hoặc nhúng ngay vỏ đang đỏ hồng vào dung dịch giấm với tỷ lệ 1kg vỏ cần 100ml dấm ăn, rồi mới tán, rây bột. Dược liệu có vị ngọt, mặn, tính hơi lạnh, có tác dụng tiêu tích, hóa đàm, chữa vết máu tụ, tím bầm, tê bại, đại tiện ra máu mủ, kiết lỵ, cam răng. Ngày dùng 12-20g bột dưới dạng nước sắc. Có thể làm viên uống. Dùng ngoài lấy bột xoa.
DS. Đỗ Huy Bích

Ngao bài thuốc quý cho quý ông

Ngao có tên gọi là nghêu hay nghiêu

Tên khoa học Meretrix meretrix L thuộc họ ngao (Veneridae), thịt và vỏ đều được sử dụng làm thuốc trong Đông y chữa trị được nhiều bệnh chứng.
Thịt ngao Đông y gọi là xa ngao nhục, tính hàn, vị ngọt mặn, không độc, có công năng giải độc, tiêu khát, tư âm, lợi thủy, hóa đờm, chủ trị chứng ho nhiều đờm, loét dạ dày hành tá tràng, băng huyết, bỏng, trĩ. Ngoài ra còn trị được phù nước, hoàng đản, phụ nữ bị băng đới, bướu cổ, lao phổi, âm hư, hen suyễn, tiểu đường, viêm phế quản mạn, bỏng, bị thương…
Đông y gọi vỏ ngao là văn cáp, cáp xác hay hải cáp phấn, chứa canxi với hàm lượng cao dưới dạng muối cacbonat, phosphat và sulfat. Dược liệu có vị mặn, tính bình, thanh nhiệt lợi thấp, mát gan, hóa đàm. Chủ trị phiền nhiệt, đau họng, ho tức, ho đờm, băng lậu, tràng nhạc, trĩ… Sách Dược tính chỉ nam ghi: Làm tan được đờm dãi, chữa được chứngmụn nhọt, ác sang, mụn nhọt nhiều máu mủ độc. Liều dùng trung bìnhcho mỗi thang thuốc dạng sắc hoặc thuốc bột uống từ 12-20g mỗi ngày. Cách dùng như nấu thịt chín để ăn, còn vỏ phơi khô, nghiền thành bột gọi là bột vỏ ngao, cất sử dụng dần.
Người ta cũng đã phân tích thành phần chủ yếu của thịt ngao chủ yếu là protein 10,8%; lipid 1,6%; carbuahydrat 4,65%; calcium, sắt, phosphor, vitamin A, B1, B2, PP… Trong 1.000g thịt ngao khô có 2.400 microgram iod. Đặc biệt hơn, thịt ngao cũng là loại thực phẩm cótác dụng kích thích tình dục giống như các loại động vật thân mềm hai mảnh vỏ như ngao, hàu, trai, sò… vì ở chúng có chứa những hợp chất có tác dụng giải phóng hormon tình dục mỗi khi ăn vào được cơ thể hấp thu. Thật vậy, trong hàng thế kỷ nay, người ta đều tin rằng các loài nhuyễn thể thân mềm như ngao, trai, sò… có những đặc tính kích thích tình dục. Cũng theo các nhà khoa học thì những hợp chất như Daspartic acid và NMDA (N-methyl- D-aspartate) ở các loại động vật có vỏ hai mảnh đã kích thích ra testosteronvà oestrogen ở con người mỗi khi ăn nó.
Sau đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ con ngao biển:
Giúp tăng cường sinh lý: Thịtngao 50-100g, gạo tẻ ngon 30g, hành, rau thơm, gia vị vừa đủ. Cho gạo vào nước luộc ngao nấu thành cháo nhừ, sau cho thịt ngao vào nấu sôi chốc lát rồi nêm gia vị,hành, rau thơm vừa đủ, bắc ra, ăn nóng vào buổi ăn phụ trong ngày. Có thể ăn hàng tuần liền, nam nữ đều dùng tốt.
Ngao nướng hấp sả ớt: 0,5kg ngao, cà chua 1 quả, ớt xanh, ớt đỏ, tỏi, hành khô, bơ, dầu ăn… Ngaorửa sạch cho lên vỉ nướng chín tới, tách đôi vỏ ngao lấy phần vỏ có thịt xếp lên đĩa, trình bày với ớt xanh, cà chua, ớt đỏ tỉa hoa, còn lại băm thật nhỏ nhuyễn. Hành, tỏi đập dập băm nhuyễn, bắc chảo nóng, cho dầu ăn và 1 thìa bơ, đợi nóng già cho hành tỏi đã băm vào phi thơm,sau cho hành, tỏi vừa phi thơm đang nóng dội lên đĩa ngao đã rắc ớt đỏ băm nhỏ khiến ngao chín tới, thêm mềm ngọt, dậy mùi thơm của hành, tỏi, nổi vị ngậy của bơ là xong. Ăn nóng.
Chữa đục thủy tinh thể: Theo tài liệu Trung Quốc cho biết: Lấy thịt ngao mật cùng với thịt sò huyết, cốc tinh thảo (mỗi vị đều 50g), sao khô tán nhỏ. Gan lợn 100g, thái mỏng, nước cơm một bát to, cho vào cùng nấu cho nhừ, rồi mang ra ăn cả nước lẫn cái, ngày 1 lần trước khi đi ngủ.
BS. Hoàn Xuân Đại

Món ăn giúp bổ thận sinh tinh

Hiện nay để chữa các chứng suy giảm ham muốn tình dục, ngoài việc dùng thuốc thì cá là một trong những món ăn bổ dưỡng rất tốt cho nam giới bị suy nhược, liệt dương, xuất tinh sớm.




Dưới đây xin giới thiệu một số món ăn – bài thuốc từ cá đơn giản, dễ làm có tác dụng bổ thận tráng dương :
Cá trắm đen – phục linh: Tác dụng ích khí bổ huyết, dùng cho đối tượng suy giảm tình dục, mệt mỏi ăn ngủ kém hay quên. Cá trắm đen 500g, phục linh 50g, sơn dược 50g, trứng gà 1 quả. Gừng sống 3g, hành 10g, muối, giấm rượu vừa đủ
.

Phục linh, sơn dược tán thành bột rây nhỏ. Cá trắm đen đánh vẩy bỏ mang ruột, rửa sạch thái lát. Cho lòng trắng trứng gà, bột phục linh, sơn dược, ít muối vừa đậm, rượu trộn đều để ngấm 20 phút, gừng tươi thái nhỏ hành bỏ rễ thái nhỏ. Cho dầu vào chảo, dầu nóng cho gừng hành xào thơm rồi cho cá vào cho đến khi thịt trắng cho bột phục linh, sơn dược, giấm rượu đảo nhanh tay rồi múc ra đĩa để ăn ngày ăn một lần trong 1 tháng.
Cá mè ngũ vị tử: Tác dụng tư âm tiềm dương, ích thận, điền tinh. Chỉ định chứng âm hư, dương kháng do sinh hoạt tình dục không điều độ (quá nhiều) làm kiệt âm tinh, xuất tinh sớm.

Cá mè hoa 1 con (500g) vỏ con hầu 10g, thịt lợn nạc 50g, ngũ vị tử 50g, long cốt 10g. Gia vị vừa đủ. Cá làm sạch cho vào nồi hấp 20 phút, thịt lợn băm nhỏ. Long cốt và hầu (mẫu lệ) nghiền bột rây. Cho dầu vào chảo sôi xong cho thịt băm, ngũ vị tử, long cốt, mẫu lệ vào xào sau đó cho đậu sị, muối, mì chính vừa đủ vào xào chín rồi múc ra đổ lên cá mè đã hấp chín là ăn được. Cách ngày ăn một lần, trong 1 tháng.
Cá diếc – tôm nõn: Chữa thiểu năng tình dục. Cá diếc 2 con (3 lạng/con) nuôi 1 ngày cho nhả hết bùn, đánh vây vẩy bỏ nội tạng và màng đen trong bụng. Tôm nõn 30g, thịt lợn nạc băm 100g, trứng gà 1 quả. Rượu vang đánh đều bọc tôm nõn đảo mỡ hành gừng cho thơm rồi cho lạnh, rượu vang, cá diếc đun sôi 5 phút. Sau đó có đổ tôm nõn, trứng vào nồi (có thể thêm mộc nhĩ nấm hương) đun cho tôm nổi lên. Nêm gia vị vừa ăn, tuần ăn 2 lần, ăn trong 1 tháng
.

BS. Phó Đức Thuần

Món ăn đuôi lợn bổ thận, trợ dương

Đuôi của các loại gia súc đã được dùng từ xưa với công dụng củng cố đốc mạch để chữa nhiều bệnh chủ yếu bổ thận, trị đau lưng, tứ chi mỏi. Trong đó đuôi lợn có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, hỗ trợ chứng thận hư, liệt dương, xuất tinh sớm…

Dưới đây những món ăn, bài thuốc đơn giản, dễ làm:
Đuôi heo sinh địa: Bổ âm dương huyết, thanh nhiệt, giải độc gồm đuôi heo 150g, sinh địa 30g, gừng 10g, hành 20g, muối ăn vừa đủ. Đuôi heo làm sạch, cắt khúc 4cm, sinh địa cắt miếng. Gừng đập nát. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ. Khi ăn cho hành cắt đoạn, ngày ăn 1 lần vào bữa cơm chính.
Đuôi heo trần bì: Kiện tỳ, bổ thận, ích tinh. Chữa đau lưng, tiểu nhiều, mệt mỏi, ù tai, hoa măt, đau dạ dày. Gồm đuôi heo 100g, trần bì 1 miếng, hạch đào 10 hạt bỏ vỏ, lạc nhân 10 hạt, muối ăn. Đuôi heo làm sạch, chặt từng khúc ngắn. Đun nước sôi rồi thả đuôi heo, trần bì, hạch đào, lạc đậy kín giảm lửa hầm nhừ, ăn nóng.

Canh đuôi lợn lạc: Công hiệu canh này là dưỡng huyết nhuận táo, cường tráng gân cốt, thích hợp với chứng teo mềm do thận hư huyết thiểu. Triệu chứng sống lưng đau mỏi, chi dưới teo mềm, đầu choáng tai ù, đại tiện khô kết, tiểu tiện nhiều lần. Cũng có thể dùng vào chứng sau khi đẻ phong thấp tê đau mà thấy lưng, chân mất sức, lâu ngày không khỏi.
Đuôi lợn 2 cái khoảng 250g, lạc 30g. Đuôi lợn cạo bỏ mỡ dư thùa, cạo bỏ lông, rửa sạch, cắt đoạn. Lạc bỏ vỏ lấy nhân, rửa sạch. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 2-3 giờ, nêm gia vị là được.
Canh thung dung, đậu đen, đuôi lợn: Canh này có công hiệu bổ thận trợ dương, nhuận táo thông tiện thích hợp với chứng thận hư liệt dương, táo bón. Triệu chứng lưng gối mỏi mềm, dương sự bất lực, tình dục giảm, xuất tinh sớm, di tinh, tiểu tiện trong dài, đại tiện táo kết.
Đuôi lợn khoảng 250g, nhục thung dung 30g, đậu đen 15g, táo đỏ 3 quả: Đuôi lợn bỏ mỡ, cạo sạch lông, rửa sạch, thái đoạn. Rửa sạch nhục thung dung, đậu đen, táo đỏ (bỏ hạt). Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to, chuyển sang lửa nhỏ 1-2 giờ, nêm gia vị là được.

Canh quả đào lạc, đuôi lợn:
Công hiệu canh này bổ thận kiện tỳ, cường tráng gân cốt, thích hợp với chứng tê liệt do thận suy khí nhược. Triệu chứng cơ thể mệt mỏi vô lực, gầy yếu, lưng mỏi gối mềm đi lại không vững, khớp xương tê đau.
Quả đào 10 quả, lạc nhân 150g, trần bì 10g, đuôi lợn 1 cái, một ít muối ăn: Đuôi lợn cạo sạch lông, rửa sạch, thái đoạn ngắn. Đào gọt vỏ lấy thịt. Lạc giữ vỏ lụa, rửa sạch. Rửa sạch trần bì , lạc. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ hầm 3 giờ, cho một ít muối gia vị là được.
Canh hạt dẻ đuôi lợn: Đuôi lợn 2 cái (khoảng 250), hạt dẻ 60g, ba kích thiên 15g, trần bì 3g: Đuôi lợn cắt bỏ mỡ dư, cạo sạch lông, rửa sạch, thái đoạn. Hạt dẻ bỏ vỏ cứng và vỏ lụa rửa sạch, rửa sạch ba kích thiên và trần bì. Cho đuôi lợn, ba kích thiên, trần bì vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ hầm khoảng 1 giờ, cho hạt dẻ vào hầm lại khoảng 1 giờ nữa, nêm gia vị là được.

Những món ăn thuốc từ cá diếc

Cá diếc, tên khác là tức ngư, phụ ngư. Tên khoa học: L. Cá diếc là loài cá nước ngọt.
Theo Đông y, thịt cá vị ngọt bình, vào tỳ vị và đại tràng. Tác dụng kiện tỳ, hành thuỷ lợi thấp, khai vị, hạ khí thông nhũ, thanh nhiệt giải độc. Dùng cho các trường hợp suy nhược, mỏi mệt ăn kém, tiêu chảy, kiết lỵ, phù, đại tiểu tiện xuất huyết, chữa trĩ, đại tiện ra máu, lao, bệnh đái tháo đường, dương vật không cương cứng, xuất tinh sớm. Mật cá có vị đắng, tính lạnh.

Một số món ăn chữa bệnh có cá diếc:
Canh cá diếc củ cải: Cá diếc 200g, củ cải 200 – 400g. Cá diếc mổ bỏ ruột, rửa sạch; củ cải rửa sạch, cắt khúc; cho cá và củ cải vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ (có thể cho thêm khế cùng hầm). Khi ăn thêm tương dấm hoặc vắt chanh. Ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp đầy bụng, lạnh bụng không tiêu, ăn kém, suy nhược cơ thể.
Cá diếc hầm chân giò: Cá diếc 200g, giò heo 1 cái, thông thảo 10g, thêm nước gia vị hầm nhừ, bỏ bã thông thảo. Dùng cho bệnh nhân ít sữa, tắc sữa.
Cá diếc nướng: Cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, để nguyên vay, gỡ bỏ mang, cho 1 lượng phèn chua bằng hạt lạc đã đập vụn vào bụng cá, đem cá nướng chín. Ăn với dấm mắm gia vị. Dùng cho hội chứng lỵ, đại tiện nhiều lần trong ngày.
Cá diếc nhồi lá chè nướng: Cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, để nguyên vay, gỡ bỏ mang. Cho lá chè non vào bụng cá, bọc giấy nướng chín. Ăn khi đói, ngày 1 – 2 lần, dùng trong vài ngày. Chữa bệnh đái tháo, tiêu khát, uống nhiều nước.
Cá diếc hầm sa nhân, cam thảo: Cá diếc 1 con, sa nhân 8g, cam thảo 4g. Cá làm sạch bỏ ruột, để nguyên vảy, gỡ bỏ mang; sa nhân, cam thảo giã vụn cho vào bụng cá; cho nước, hầm nhừ. Không cho ớt, muối mắm, cho các gia vị khác. Ăn liên tục đợt 3 tuần. Dùng cho bệnh nhân phù thũng toàn thân.
Cá diếc hầm đậu đỏ: Cá diếc 200g, xích tiểu đậu 100g. Cá diếc làm sạch bỏ ruột, để nguyên vay, gỡ bỏ mang cho vào nồi cùng xích tiểu đậu, nước, hầm nhừ, thêm gia vị nhưng hạn chế muối. Dùng cho các trường hợp phù nề tay chân (cước khí), phụ nữ có thai phù thũng, còn có tác dụng an thai.
Cá diếc sấy khô 100g, gừng khô 60g, bán hạ chế 60g. Tất cả nghiền thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g với nước ấm. Chữa viêm phế quản mạn tính.
Cá diếc nấu với hoàng kỳ, khởi tử, rượu vang, gừng sống, hồ tiêu, giấm và đường. Một món ăn bổ huyết, dưỡng da, làm cho da dẻ hồng hào, sắc mặt tươi tắn.
Cá diếc nấu với kim anh tử: cá diếc 40g, kim anh tử 20g, gia vị đủ dùng. Cá diếc làm sạch. Cho cá vào chảo rán qua, sau đó đổ nước và kim anh tử vào hầm tới khi cá chín, nêm gia vị là dùng được. Món ăn có tác dụng làm mạnh tì vị, ích khí huyết, cố tinh. Những người thận hư, di tinh, cơ thể gầy yếu suy nhược nên dùng.
Cá diếc nấu với bí đao: cá diếc 250g, bí đao 100g, sinh địa hoàng 10, gừng, hành, gia vị đủ dùng. Cá diếc làm sạch, ướp gia vị chừng 30 phút. Bí đao rửa sạch, để nguyên vỏ, cắt khúc. Cho bí đao vào chõ, sau đó đặt cá lên trên, thái gừng và hành đem hấp tới khi cá chín. Nước hấp cá cho sinh địa hoàng vào đun sôi, bắc ra. Khi ăn, ăn cả nước và cái. Cách ngày ăn 1 lần, ăn trong vòng một tháng. Món ăn có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thích hợp với những người có chứng tích nhiệt ở bàng quang, xuất tinh sớm, cơ thể gầy yếu.
Cá diếc hấp hạt sen, dâm dương hoắc: cá diếc 1 con, hạt sen 20g, thịt nạc thăn 50g, dâm dương hoắc, đỗ trọng 8g, gia vị, rượu đủ dùng. Cá làm sạch, thịt nạc thăn rửa sạch, thái nhỏ, thịt nạc và các vị thuốc trên rửa sạch, buộc kín trong túi vải cho vào bụng cá, đặt cá vào chõ hấp chừng 30 phút là dùng được. Món ăn có tác dụng bổ ích tâm tì. Những người mắc chứng di tinh, xuất tinh sớm, dương vật khó cương cứng nên sử dụng.
Chú ý: Người có urê huyết cao, hôn mê gan không nên ăn cá diếc.

Vị thuốc từ vỏ hàu

Con hàu hay còn gọi là hầu, vỏ của nó còn được gọi là vỏ hàu, vỏ hà với tên thuốc là mẫu lệ.
Thịt hàu có hương vị rất thơm ngon, chứa nhiều chất bổ: protid, chất béo, glucid, muối khoáng nên là món ăn được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
Để có nguyên liệu làm thuốc từ hàu, sau khi lấy phần thịt hàu làm thức ăn, người ta thu lấy vỏ hàu, ngâm vào nước sạch cho bở các chất bẩn bám phía ngoài, sau đó lấy bàn chải cứng, chải nhiều lần theo các thớ vỏ. Rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Nếu dùng dưới dạng mẫu lệ sống, cho vỏ hàu vào túi vải dày, buộc đầu túi lại, dùng chày gỗ đập thành mảnh vụn nếu dùng dưới dạng bột nung, cho vỏ hàu vào lò nung ở nhiệt độ 600 – 700oC khoảng 6 – 7 giờ liền. Để nguội, lấy ra, tán mịn.
Thành phần chủ yếu của mẫu lệ là canxi cacb

Vỏ hàu cho vị thuốc mẫu lệ
onat, canxi photphat, canxi sunfat và Mg, Al, Fe…
Theo y học cổ truyền, mẫu lệ có vị mặn, sáp, tính hơi hàn. Quy kinh can, vị, đởm và thận. Có công năng an thần, bình can, tiềm dương, bổ âm, nhuyễn kiên, tán kết (làm mềm các khối rắn). Dùng trị can dương thịnh, gây chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, mất ngủ có thể phối hợp với long cốt, bạch thược, bạch vi, cúc hoa, hắc táo nhân… Trị di tinh, tảo tiết, ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm. Làm mềm các khối rắn bị kết lại thành hòn cục trong cơ thể. Phối hợp với huyền sâm, hạ khô thảo, hải tảo, bối mẫu… trị u xơ tuyến vú, lao hạch… Phối hợp với ngũ vị tử, hương phụ trị di tinh, băng lậu đới hạ, đau dạ dày, ợ chua.
Cần lưu ý, trong trường hợp dùng với tính chất làm tiêu các u, cục (nhuyễn kiên)… thì nên dùng vị thuốc dưới dạng sống (không qua nung). Khi qua nung, mẫu lệ tăng cường tác dụng cố sáp, dùng tốt cho các chứng ra mồ hôi trộm, mồ hôi nhiều, di tinh, hoạt tinh, băng lậu, đới hạ; đặc biệt các trường hợp đau dạ dày ợ chua, những trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng, ợ chua do bài tiết dịch vị quá nhiều. Do vị thuốc chứa nhiều muối canxi cacbonat, có thể trung hòa các axít trong dịch vị. Liều dùng mỗi ngày từ 9 – 30g.
Mẫu lệ thường được dùng làm thuốc trị một số bệnh sau:
Trị ra mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm, đoản hơi: mẫu lệ, rễ ma hoàng mỗi vị 3g, phù tiểu mạch 9g. Tất cả làm thành bột thô, sắc uống, ngày một thang. Uống liền 3 – 4 tuần tới hết triệu chứng, có thể uống vài liệu trình.
Trị chứng dương hư ra nhiều mồ hôi: bá tử nhân 60g, mẫu lệ, rễ ma hoàng, nhân sâm, bạch truật, bán hạ, ngũ vị tử mỗi vị 30g, tiểu mạch 15g. Làm hoàn, mỗi lần uống 10g. Uống liền 2 – 3 tuần, tới hết triệu chứng, có thể uống vài liệu trình.
Trị di tinh, hoạt tinh, đau lưng, tai ù, chân tay vô lực: tật lê, khiếm thực, liên tu mỗi vị 60g, long cốt (nung), mẫu lệ (nung) mỗi vị 30g, thêm bột liên nhục làm hoàn. Mỗi lần uống 9g, ngày 2 – 3 lần. Uống liền 2 – 3 tuần lễ, tới khi hết triệu chứng, có thể uống vài liệu trình.
Trị khí hư bạch đới: mẫu lệ (nung), hoa hòe mỗi vị 40g. Dùng dưới dạng bột, ngày 12g, uống liền vài tuần, đến khi hết triệu chứng, có thể uống thêm vài liệu trình.
Bột mẫu lệ nung, còn được dùng làm phụ liệu trong chế biến thuốc y học cổ truyền, nhất là phương pháp “sao cách”, đối với các vị thuốc dẻo, dính, như các loại cao động vật (cao ban long, cao ngũ cốt…).
GS.TS. Phạm Xuân Sinh

Bài thuốc từ cá diếc

Cá diếc còn gọi là tức ngư, tên khoa học Carassus auratus L. có thịt dày, vị thơm, là món ăn ngon và lành, thịt cá chứa nhiều dinh dưỡng, protein chiếm 17,7%, lipid 1,8%, khoáng chất như Ca 70mg%, P 152mg%, Fe 0,8mg%, nhiều vitamin các loại như B1, acid nicotinic…

Do đó Đông y cho rằng ,cá diếc nấu canh ăn có tác dụng ôn trung bổ hư, kiện tì, lợi tiểu… Bởi thế được dùng cho những người bệnh lâu ngày, cơ thể suy nhược, gầy còm ốm yếu, khí huyết bất túc khiến ăn uống kém, ợ chua, hoặc tỳ hư phù nề, tiểu tiện khó…
Theo Đông y, cá diếc có tính vị bình hòa, không độc, tác dụng bổ tỳ, vị, hành thủy, tiêu thũng, chỉ khát, làm se, sát khuẩn, nên được sử dụng trong nhiều chứng bệnh khác nhau đặc biệt là các món ăn thuốc sau:
Chữa buồn nôn, nôn mửa: Cá diếc 1 con 250g, làm sạch trộn với sa nhân 3g, gừng sống 3g, hồ tiêu bột 3g, đổ 400ml nước, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Đái tháo, khát nước nhiều: Cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, nhét lá chè non vào bụng, bọc giấy xung quanh nhiều lần rồi đốt cho cá chín, tán nhỏ, chia ra nhiều lần uống trong ngày chiêu với nước ấm.
Chữa viêm phế quản mạn: Lấy thịt cá diếc sấy khô tán bột, củ bán hạ đồ chín ngâm trong nước gừng và nước phèn chua trong 24 giờ (theo tỷ lệ: cứ 1kg củ bán hạ dùng 300g gừng tươi giã nát và 50g phèn chua tán nhỏ, rồi đổ nước xâm xấp vào ngâm). Sau lấy ra phơi khô thái mỏng, lại tẩm nước cam thảo và sao vàng tán bột. Gừng khô cũng tán bột mịn. Cuối cùng lấy 50g bột cá diếc trộn với 3g bột bán hạ cùng 3g bột gừng khô rồi chiêu với nước sôi còn ấm trong mỗi lần uống hằng ngày.
Chữa viêm loét dạ dày: Bong bóng cá diếc rửa sạch, rán giòn bằng dầu vừng, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 – 6g, chiêu với nước ấm.
Tiêu chảy mạn do tỳ vị hư hàn: Cá diếc to một con, đánh sạch vảy, bỏ vây. Bụng cá cần rạch từ trên sống dưới dài khoảng 5cm, moi bỏ ruột rửa sạch, nhét vào bụng cá 5g trần bì, 5g sa nhân, 5g tất bạt, 10g tỏi, 5g hạt tiêu, 5g ớt bột và hành, muối, rượu vang vừa đủ. Cho cá diếc đã nhồi các thức vào bụng, rán vàng bằng dầu thực vật, rồi cho vào nồi om nhừ bằng lửa nhỏ, vứt bỏ các thức trong bụng, ăn cá uống nước canh.
Phù do thận: Cá diếc sống 1 con 400g, đánh vảy bỏ vây ruột, nhét vào bụng 10g đậu đỏ, râu ngô 10g, sau cho vào nồi đổ đủ nước hầm nhừ bằng lửa nhỏ và gạn lấy nước uống, cách 1 ngày uống 1 lần, chỉ uống 3 lần.
Xuất huyết tử cung: Cá diếc 1 con 250g, mổ bụng bỏ ruột và nhét vào đương quy 15g, huyết kiệt 5g, nhũ hương 5g, sau dùng bùn bọc cá và cho vào than nướng tồn tính, lấy ra bóc bỏ lớp vỏ bùn, tán bột. Mỗi lần uống 5g, ngày uống 2 lần chiêu với rượu vang hay rượu nhẹ độ.
Chữa viêm đại tràng mạn: Ăn cháo cá diếc có tác dụng ích khí, kiện tỳ, phù hợp trị chứng viêm đại tràng mạn. Cá diếc con 250 -300g, gạo tẻ 50g, làm sạch cá, bỏ ruột, cho vào nồi, để nhỏ lửa hầm kỹ, lấy nước cho gạo vào nấu thành cháo nhừ mới bỏ cá vào, nêm gia vị, ăn nóng.
Chữa đau gan vàng da: Cá diếc 1 con làm sạch, bỏ ruột, nướng qua, rồi cho rau má và lá mơ nấu cùng, ăn trong ngày. Cần ăn thường xuyên.
Chữa phù ở trẻ em (kể cả chứng kiết lỵ): Cá diếc một con làm sạch, bỏ ruột, phèn phi một cục tán nhỏ, nhét vào bụng cá, gói lại đốt tồn tính, tán bột mịn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g chiêu với nước ấm.
Chữa biếng ăn ở trẻ: Cá diếc một con làm sạch, nướng qua rồi cho vào cùng rau rút nấu canh ăn nhiều ngày liền.
Làm tăng sữa: Dùng cá diếc nấu với nấm hương ăn nhiều ngày.
Làm ấm bụng, hạ khí: Dùng cá diếc nấu với ngũ vị tử ăn vài ngày.
Bổ huyết và dưỡng da: Làm da hồng hào tươi mát. Cá diếc một con, làm sạch bỏ ruột, nấu với câu kỷ tử 10 – 12g, hoàng kỳ 12g, gừng sống 3g, hành, giấm, hồ tiêu, rượu vang hoặc rượu nhẹ độ. Nấu cùng mang ra ăn, ngày 1 thang, cần ăn nhiều ngày.
Làm tiêu thũng: Cá diếc một con, làm sạch, bỏ ruột, nướng qua, cho đậu đỏ hoặc vỏ bí đao nấu cùng, ăn cái, uống nước ngày 1 thang, ăn vài ngày.
Thiếu sữa hay suy nhược sau sinh: Cá diếc 1 con 400g, rửa sạch sau khi mổ bỏ ruột, nhét vào bụng cá hoàng kỳ 30g, đương quy 15g, thông thảo 10g, khâu lại và cho vào nồi vừa nước, hầm lửa nhỏ đến nhừ. Ăn cá uống nước canh liền trong 5 ngày.
BS. Hoàng Tuấn Long

CÀ CHUA

Cà chua là loại rau ăn quả, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, với tên khoa học là Lycopestium esculentum thuộc họ cà (solanaceae). Quả chứa nhiều vitamine C nên có vị chua...

Cà chua -- "vitamin A thiên nhiên"




Khi cà chua chín có màu đỏ tươi rất đẹp nên được sử dụng trang trí trong các món ăn. Màu đỏ của cà chua là biểu hiện sự có mặt của vitamine A thiên nhiên, chất beta carotene tiền vitamine A. Trung bình 100g cà chua chín tươi đáp ứng được 13% nhu cầu mỗi ngày về vitamine A, vitamine B6, vitamine C, ngoài ra còn vitamine B1, B2. Cà chua cung cấp ít năng lượng nên là thực phẩm thích hợp cho người cần giảm béo. Các yếu tố vi lượng có trong cà chua như: canxi, sắt, kali, phosphore, magiê, lưu huỳnh, nicken, cobalt, iod, cùng các acide hữu cơ dưới dạng muối citrate, malat. Tùy thuộc vào môi trường trồng trọt mà cà chua còn có đồng, molibden... Chính nhờ vậy mà cà chua được xem là loại quả giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Sắc tố lycopen có ở cà chua cùng beta carotene được coi là chất chống oxy hóa mạnh, ngăn chặn tế bào ung thư, lại còn chống các cục máu đông trong thành mạch máu. Như vậy, chất lycopen và beta carotene trong cà chua sẽ góp phần làm chậm quá trình lão hóa và phòng ngừa ung thư.

Y học hiện đại cho rằng, có thể dùng cà chua để chữa rối loạn chuyển hóa muối, viêm gan, xơ gan, béo phì, làm chậm quá trình lão hóa và phòng chống ung thư. Đó là nhờ sự có mặt của vitamine A thiên nhiên đã ngăn ngừa khả năng tích lũy cholesterol trên thành mạch nên đã tránh được tình trạng vỡ mạch máu não.

Những cách chữa bệnh từ cà chua

Đông y cho rằng cà chua có tính bình, vị chua hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt. Dưới đây là những cách trị bệnh từ cà chua.

- Chữa sốt cao kèm theo khát nước: cà chua 200g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được. Hoặc dùng nước ép cà chua, nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml, trộn đều, chia 2 -- 3 lần uống trong ngày.

- Chữa viêm gan mạn tính: cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.

- Chữa tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt: vào sáng sớm (khi chưa ăn uống gì), lấy 1 -- 2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài 15 ngày, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.

- Chữa phồng tĩnh mạch do bị nghẽn: cà chua sống thái lát mỏng hoặc nghiền nát, đắp lên chỗ mạch máu bị phồng mỗi ngày 1 lần, khi bắt đầu thấy rát thì bỏ thuốc ra. Thuốc có tác dụng thông huyết, chống đau nhức.

- Chữa mụn nhọt lở loét: lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi tổn thương rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi. Hoặc: nấu cà chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nước, sau đó dùng như một loại thuốc mỡ để bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.

- Chữa viêm loét dạ dày: nước ép cà chua và nước ép khoai tây mỗi thứ 150ml, trộn đều, uống vào buổi sáng và tối hàng ngày.

- Chữa bí đại tiện, thiếu máu: cà chua sống gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ, trộn với mật ong, ăn ngày 2 -- 3 lần, mỗi lần 1 -- 2 quả.

- Chữa chảy máu chân răng: ăn cà chua sống ngày 3 -- 4 lần, mỗi lần 1 -- 2 quả, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.

- Chữa bỏng lửa: tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay. Thuốc có tác dụng chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.

- Chữa miệng bị lở loét: có thể ngậm nước ép cà chua ngày vài lần, mỗi lần vài phút. Còn nếu thấy miệng khô lưỡi rát, hãy lấy nước ép cà chua 150ml và nước mía ép 20ml trộn đều để uống, ngày 2 lần

KHOAI LANG


1. Chữa cảm sốt mùa hè

- Thời tiết mùa hè dễ gây sốt vì cảm thử, không ra được mồ hôi. Với người sức khỏe tốt, có thể nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải thử.

- Khoai lang trắng khô một nắm, nghệ một củ, giấm 1/2 chén con, sắc uống nóng.

- Khoai lang trắng khô 16g, gừng 16g, sắc uống hoặc nấu cháo.

- Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.

- Thanh nhiệt giải độc: khoai lang 1 củ (400g), gạo 200g, đậu xanh 1/2 bát cơm, mã thầy 4 củ, củ cải 1 củ, tỏi 3 nhánh, thịt gà 150g, tôm nõn 70g, gia vị. Tất cả giã nát hoặc thái nhỏ nấu nhừ, riêng đậu xanh và mã thầy cho vào sau rồi nấu nhừ tiếp.

2. Chữa táo bón


- Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng, ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ nghiền cùng khoai thành khối. Có thể uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).

- Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.

- Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.

- Ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ).

- Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.

3. Phòng chống béo phì

- Ăn khoai và rau lang luộc.

- Ăn chế độ 1/2 gạo, 1/2 khoai riêng rẽ, hoặc độn với nhau nấu cơm, cháo, bánh...

4. Trị chứng biếng ăn ở trẻ: cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa.

5. Chữa cam tích trẻ em: lá khoai lang non 100g, màng mề gà 2g. Sắc uống hoặc quấy với bột sữa.

6. Quáng gà: lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.

7. Thiếu sữa: lá khoai lang tươi non 250g, thịt lợn 200g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.

8. Viêm tuyến vú: Khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.

9. Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30g, mai rùa 30g, sắc kỹ lấy nước uống.

10. Thận dương hư đi tiểu nhiều lần: Hầm thịt chó với khoai lang, cho thêm chút rượu và gia vị.

11. Chữa viêm dạ dày thiểu đoan: Lấy nước cốt khoai lang sắc uống ngày 3 lần. Mỗi lần một chén, uống liền 3 tuần, nghỉ 1 tuần có thể uống tiếp.




Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc

12. Chữa ngộ độc sắn: Khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.
13. Say tàu xe: Củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.

14. Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.

15. Chữa vàng da: Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.

16. Chữa tiểu đường: Lá khoai lang tươi 250g, bí đao 50g. Nấu canh ăn.

17. Chữa bệnh ngoài da

a. Đắp mụt nhọt: Khoai lang củ 40g, lá bồ công anh 40g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt.

b. Hút mủ nhọt đã vỡ: Lá khoai lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.

c. Ngứa lở âm nang: Sắc lá rau lang với ít muối, ngâm rửa hàng ngày vào buổi tối.

d. Bỏng: Lá khoai tươi rửa sạch, giã nhuyễn đắp lên vết bỏng.

18. Chế độ ăn có khoai lang trong điều trị ung thư:

a. Ung thư kết tràng, trực tràng: Cháo khoai lang - khoai lang tươi cả vỏ nấu cháo với gạo tẻ, đường.

b. Ung thư tử cung (bạch đới nhiều): viên hẹ, bột khoai lang 150g, khoai tây 200g, hạt hẹ 3g, thịt lợn nạc 50g, ít tôm nõn, táo đỏ, gia vị tùy ý. Hai loại khoai tạo vỏ, các thứ khác tạo nhân vo viên hấp chín (hạt hẹ rang thơm tán bột).

BÍ ĐAO


Đông y gọi là đông qua, có vị ngọt, tính hàn, vào các kinh phế, vị, bàng quang, tiểu tràng, không có độc tính. Có tác dụng kiện tỳ, ích khí, tiêu thủy. Trường kỳ ăn bí đao có thể tiêu trừ nước thừa trong cơ thể, giảm cân, chống béo phì. Bí đao thích hợp cho người bị khí hư tỳ yếu, béo bệu, phù thũng cục bộ hoặc toàn thân. Bí đao được ghi trong các phương thuốc bí truyền làm đẹp của các mỹ nhân, cung phi, ngoài ra bí đao có tác dụng giải khát, thanh tâm hư nhiệt phiền, tiêu úng thủy trướng và lợi thủy.

Các bài thuốc thường dùng:

Bài 1: Trị bệnh phù, đi tiểu ít do viêm thận cấp tính: Dùng 500g bí đao cả vỏ và hạt, 100g đậu đỏ, cho nước đun thành canh, uống nước canh ăn đậu, mỗi ngày 2 lần sẽ lợi tiểu tiêu phù.

Bài 2: Trị bệnh thủy thũng do viêm thận mạn tính: Mỗi ngày dùng 30-50g râu ngô, 500g bí đao cả vỏ (rửa sạch thái miếng) cho vào 1.500ml nước đun nhỏ lửa 30 phút, chắt lấy nước chia làm 2 lần uống nóng, uống liên tục trong 10 ngày, ngừng 3 ngày sau đó uống tiếp, nếu có hiệu quả thì uống thời gian dài càng tốt.

Bài 3: Trị thủy thũng khi mang thai: 500g bí đao, 200g cá chép làm sạch, đun lên ăn.

Bài 4: Trị bụng trướng; 500g bí đao cả vỏ và hạt, không bỏ muối, đổ nước đun chín ăn.

Bài 5: Trị bệnh phù không rõ nguyên nhân, đi đái rắt: Dùng 500g bí đao cả vỏ, hạt, 125g phục linh cả vỏ, 125g ý dĩ, đổ nước đun nhỏ lửa, khi chín ăn bí, phục linh ý dĩ, uống canh, chia làm 2 lần.

Bài 6: Đái tháo đường; Bí đao 1.200g, cắt đầu cho vào trong ruột 30g hoàng liên bột. Đậy nắp găm chặt bằng tăm, nấu chín nhừ, để nguội ép lấy nước, uống ngày 3 lần.

Bài 7: Ho gà, viêm phế quản cấp và mạn: Hạt bí đao 15g trộn với đường phèn giã mịn nhào với mật o­ng uống với nước đun sôi để nguội, ngày 2-3 lần.

Bài 8: Chống béo phì: Theo các nhà dinh dưỡng học, bí đao không chứa chất béo, có chứa hợp chất hóa học hytơrin- capơric, chất này khống chế đường chuyển hóa thành mỡ, có thể ngăn chặn sự tích lũy mỡ trong cơ thể chống béo phì, có thể dùng bí đao làm canh ăn hàng ngày.

Lấy 500g bí đao cả vỏ, hạt rửa sạch thái miếng bỏ vào nồi, cho thêm trần bì, gừng tươi, muối, nước vừa đủ, đun chín bí thì ăn bí uống canh, mỗi ngày 1 lần. Hạt bí đao lợi thấp, vỏ bí đao thì lợi thủy, bí đao ăn cả vỏ hạt thì công hiệu càng cao. Trần bì có tác dụng lý khí, kiện tỳ, lợi thấp, gừng hành thông dương hóa ẩm lợi thủy ăn kết hợp với bí đao sẽ hỗ trợ giảm béo.

Bài 9: Bí đao làm đẹp da (giữ da mặt đẹp): Quả bí đao, rượu 1.500g, nước 100g, mật o­ng 500g. Dùng dao tre nứa gọt vỏ bí, cắt thành miếng nhỏ, rượu, nước cho vào nồi đồng hầm nhuyễn nát, lọc lấy nước cô thành cao rồi cho mật vào đun lại. Để nguội cho vào lọ nút kín dùng dần, buổi tối lấy xoa mặt

TRÁI BƯỞI


Bưởi: Vị thuốc quý
Bưởi là loại trái cây ngon miệng, giàu dinh dưỡng, vitamin...được nhiều người ưa thích, nên thường được chọn làm món tráng miệng hay ép thành nước giải khát. Bên cạnh đó, bưởi từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc quý .Hầu hết tất cả thành phần của quả bưởi đều có tác dụng chữa bệnh.

Lá bưởi




Lá bưởi có vị cay, tính ấm, được dùng chữa viêm khớp dạng thấp, thể hàn thấp, đau bụng do thực trệ, cảm mạo. Lá bưởi dùng để trị các chứng đau đầu do phong, viêm khớp. Dân gian thường dùng lá bưởi tươi nấu với nhiều lá thơm khác để xông, tắm chữa cảm cúm, nhức đầu rất có hiệu quả.Lá bưởi và hành củ giã nát đắp vào huyệt thái dương có thể trị chứng đau đầu do phong hiệu quả.

Lá bưởi và gừng giã nát, trộn với dầu trầu, đắp tại chỗ có thể điều trị viêm khớp cấp.

Lá bưởi, thành bì 30 g, bồ công anh 30 g, sắc uống hằng ngày, chữa áp xe vú.

Cùi bưởi

Vị ngọt đắng, tính ấm, tác động vào tỳ, thận và bàng quang, công dụng hóa đàm, tiêu thực, hạ khí và làm khoan khoái lồng ngực. Cùi bưởi được dùng để chữa các bệnh sau:

Chứng ho hen ở người già: cùi bưởi thái vụn, hấp cách thủy với kẹo mạch nha hoặc mật ong, ngày ăn 2 lần vào buổi sáng, mỗi lần một thìa. Hoặc cùi bưởi thái chỉ, hãm với nước sôi uống thay trà.

Đau bụng do lạnh: cùi bưởi, trà, thang đằng hương. Các vị sấy khô tán bột, uống 6 g mỗi lần.

Sán khí: cùi bưởi khô sao vàng 10 g sắc uống hằng ngày.

Viêm loét ngoài da: cùi bưởi tươi sắc lấy ngâm rửa

Vỏ bưởi

Vỏ quả bưởi chữa ăn uống không tiêu, đau bụng, ho, ngày dùng 4 -12 g dưới dạng thuốc sắc.

Vỏ hạt bưởi được dùng để cầm máu trong các trường hợp chảy máu, ngày dùng 4-10 g dưới dạng thuốc sắc.

Hoa bưởi

Có tác dụng hành khí, tiêu đờm, giảm đau, dùng để chữa các chứng đau dạ dày, đau tức ngực với liều từ 2-4 g, sắc uống.

Hoa bưởi ngâm rượu trắng sau một thời gian thành tinh dầu bưởi rất thơm.

Múi bưởi

Dùng để trị đau đầu, mỗi ngày ăn 100-150 g. Người bị đau đầu nặng, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, rêu lưỡi. Thái vụn 500 gmúi bưởi rồi ướp với đường trắng trong liễn sành một đêm, sau đó cho vào nồi chưng kỹ, cho 350 gmật ong vào quấy đều, để nguội rồi đựng trong bình gốm kín để dùng dần. Mỗi lần uống 3 g, ngày dùng 3 lần.

Nước ép múi bưởi được dùng làm thuốc chữa tiêu khát (đái tháo nhạt), thiếu vitamin C

Hạt bưởi

Hạt bưởi bóc vỏ cứng ở ngoài, xâu vào dây thép, đốt cháy thành than, nghiền nhỏ. Rửa sạch chỗ da dầu bị chốc, bôi bột thuốc này lên ngày 1-2 lần, điều trị 3-6 ngày là khỏi.

Tầm gửi cây bưởi được dùng chữa các bệnh khớp, ăn uống khó tiêu

TRÁI KIWI


Kiwi thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

1. Phòng ngừa các bệnh hô hấp




Quả kiwi phòng chống bệnh ung thư.


Các nghiên cứu khoa học ở nước Ý trên 18.000 trẻ em từ 6 - 7 tuổi đã minh chứng về các lợi ích của kiwi đối với đường hô hấp. Những trẻ em thường ăn từ 5 -- 7 phần ăn có chứa các loại trái cây thuộc họ cam quít kết hợp với kiwi mỗi tuần sẽ có tỉ lệ mắc bệnh hen suyễn thấp hơn 44 % so với những trẻ em chỉ ăn thực phẩm cùng loại chỉ 1 lần trong tuần.

Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn cho thấy các chứng ho liên hồi sẽ giảm tới 27 %, chứng khó thở giảm 32%, hiện tượng chảy nước mũi giảm 28 %, chứng thở khò khè kéo dài giảm 41 % và chứng ho kinh niên giảm tới 25 % vì trong kiwi có chứa lượng Vitamin C rất cao.

2. Phòng ngừa các bệnh tim mạch

Ăn kiwi vào mỗi buổi sáng có hiệu quả tương tự như thuốc aspirin đối với tim mạch (giảm hiện tượng tắc nghẽn mạch máu) mà không có tác dụng phụ như gây viêm nhiễm và chảy máu đường ruột.

Theo một nghiên cứu khoa học của trường đại học Oslo (Na Uy), những người ăn từ 2 -- 3 quả kiwi mỗi ngày trong vòng 28 ngày sẽ giảm tình trạng tập hợp các tiểu huyết cầu (nguy cơ dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn mạch máu) tới 18 % và giảm lượng chất béo trung tính ở trong máu tới 15 %.

Điều này ngăn chặn sự hình thành các mảng bám trên thành động mạch, vì thế phòng ngừa được các bệnh về tim mạch.

3. Chống lại bệnh ung thư

Quả kiwi chứa nhiều chất flavonoid và carotenoid (hợp chất chống ôxy hóa). Đây là những hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các DNA không bị hủy hoại do quá trình ôxy hóa, vì thếsự phát triển của bệnh ung thư sẽ bị ngăn chặn và kìm chế.

4. Có lợi cho tiêu hóa

Kiwi là nguồn thực phẩm dồi dào các chất xơ, giúp cơ thể dễ tiêu hóa, loại trừ các độc tố ra khỏi ruột già, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư ruột già. Ngoài ra, chất xơ còn ngăn ngừa bệnh táo bón và các bệnh về đường tiêu hóa khác.

5. Bảo vệ mắt

Kiwi là nguồn cung cấp dồi dào các chất lutein và zeaxanthin (thành phần hóa học tự nhiên có trong mắt). Lutein giúp thanh lọc ánh sáng xanh nguy hiểm, giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa võng mạc khi lớn tuổi và sự phát triển của bệnh tăng nhãn áp cũng như bệnh đục nhân mắt. Zeaxanthin hoạt động song hành với lutein, giúp mắt luôn khỏe mạnh.

Một nghiên cứu khoa học được xuất bản vào tháng 6 năm 2004 trong tạp chí "Archives of Opthamology" (của Hội Liên hiệp Y khoa Mỹ) chỉ ra rằng, việc ăn 3 hoặc nhiều hơn các phần ăn có trái cây (bao gồm quả kiwi) mỗi ngày có thể làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thoái hóa võng mạc khi lớn tuổi, đó là lý do chính làm giảm thị lực ở những người lớn tuổi.

6. Kiểm soát huyết áp

Kiwi là nguồn cung cấp dồi dào chất điện phân potassium. Potassium đóng vai trò quan trọng trong các tế bào để giữ các chất lỏng và chất điện phân trong cơ thể luôn cân bằng, giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp bằng cách chống lại tác dụng của natri.

7. Tốt cho da

Kiwi chứa nhiều vitamin E, một chất chống ôxy hóa có thể ngăn ngừa các yếu tố tiềm ẩn gây thoái hóa da. Vitamin E còn có công dụng tuyệt vời đối với làn da của bạn.

8. Nâng cao sự miễn dịch

Vì kiwi chứa rất nhiều vitamin C và các hợp chất chống ôxy hóa nên nó có khả năng nâng cao sự miễn dịch cho cơ thể.

9. Chống lại bệnh liệt dương

Kiwi chứa nhiều axít amin arginine- một chất có tác dụng điều trị các rối loạn chức năng tình dục ở nam giới.

10. Tốt cho phụ nữ mang thai và thai nhi

Kiwi chứa rất nhiều chất folate thiết yếu cho phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai. Folate có khả năng giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi và làm tăng các tế bào máu cung cấp cho thai nhi ở dạ con.

Bổ sung kiwi vào chế độ ăn hàng ngày, sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn

TRÁI BƠ

Nhìn bề ngoài trái bơ không có vẻ gì bắt mắt nhưng lại chứa "đầy ắp" những lợi ích về sức khỏe vì nó có đến hơn 25 loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Dưới đây là 10 lý do tại sao bạn không nên bỏ qua loại trái cây bổ dưỡng này.


1. Các nghiên cứu cho thấy oleic acid là một loại chất béo đơn, không bão hòa được tìm thấy trong trái bơ (hay còn gọi là acid Omega-9), có tác dụng giảm cholesterol và giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường.
video trái bơ
2. Lượng kali trong trái bơ còn dồi dào hơn cả chuối (chiếm khoảng 60%). Kali giúp chống lại các bệnh về tuần hoàn máu bao gồm: tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ.

3. Loại trái cây này còn chứa lượng lớn vitamin E, một chất chống ôxy hóa được biết đến như một "liều thuốc" có thể làm trẻ hóa tuổi tác, ngoài ra nó còn giúp bảo vệ cơ thể, chống lại các bệnh về tim mạch, ung thư.

4. Đặc biệt trong bơ cũng rất giàu acid folic, nguồn dinh dưỡng quan trọng cho một trái tim khỏe mạnh. Acid folic là một khoáng chất vô cùng cần thiết, nhất là đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, có vai trò thúc đẩy các tế bào và mô phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa những khuyết tật cho thai nhi như tật nứt cột sống, khuyết ống thần kinh...

5. Bơ còn chứa nguồn lutein cao, có tác dụng bảo vệ đôi mắt, ngăn ngừa các bệnh về mắt như: đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.

6. Nghiên cứu gần đây cũng cho thấy khi dùng thêm bơ trong chế biến các món nước sốt, hay trộn salad sẽ giúp cơ thể thúc đẩy quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng khác như alpha-carotene, beta-carotene, carotenoids.

7. Trong loại quả "màu mỡ" này còn chứa nhiều vitamin K, một loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng vào quá trình làm đông máu cũng như giúp hoạt hóa một số protein trong xương để xương có thể phát triển khỏe mạnh.

8. Trái bơ giàu chất xơ nên nó cũng mang lại lợi ích tốt trong việc điều trị và ngăn ngừa chứng táo bón, bệnh trĩ.

9. Một lý do khác không thể bỏ qua loại trái cây vùng nhiệt đới này chính là vitamin B6 chứa trong bơ, đây là loại vitamin rất cần thiết, tham gia vào việc thực hiện các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể, bên cạnh đó còn tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.

10. Do có nhiều lợi ích về dinh dưỡng bao gồm cả vitamin C, kẽm, đồng... trái bơ được Hiệp hội Bệnh Tiểu đường tại Mỹ liệt kê vào danh sách như những "siêu sao" đứng đầu về dinh dưỡng.

Tuesday, April 10, 2012

Vị thuốc bổ từ con cà cuống

Cà cuống còn được gọi là đà cuống, sâu quế hay long sắt, với tên khoa học là Belostoma indica Vitalis hay Lethocerus indicus Lep. et Serv.


Con cà cuống
Cơ thể cà cuống hình lá, dẹt giống con gián (nhất là khi non), dài 6 – 7cm, rộng 2,5cm, màu nâu xám pha vàng nhạt, có nhiều vạch đen bóng. Ở dưới ngực cà cuống đực, có hai túi nhỏ và dài (gọi là bọng cà cuống) chứa một chất lỏng trong, mùi thơm mạnh, đó là tinh dầu có tên hoá học là veleriant amil. Chất tinh dầu này không độc, có vị cay, mùi thơm ngát, thường được dùng làm gia vị trong bữa ăn của người Việt Nam ta, nhất là ở nông thôn, trong những mùa gặt hái. Song cũng là một vũ khí lợi hại để tấn công con mồi, xua đuổi địch thủ và dụ con cái đến giao phối. Bụng có những khía ngang và ít lông mịn màu vàng nhạt.
Bộ phận dùng làm thuốc của cà cuống là thịt, trứng và tinh dầu. Cà cuống sau khi vặt bỏ cánh có thể dùng tươi sống.
Người ta bắt cà cuống vào tháng 4 đến tháng 9. Đem về vặt bỏ cánh, thường dùng tươi sống. Thịt và trứng cà cuống chứa protein với hàm lượng khá cao, lipid và các vitamin.
Đông y cho rằng dược liệu có vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ thận, tráng dương, lợi tiêu hóa.
Trong dân gian, người ta dùng thịt và trứng cà cuống để ăn dưới dạng luộc hoặc rán sau khi đã lấy túi tinh dầu. Có thể để nguyên con, chỉ vặt bỏ cánh, hấp chín, rồi băm nhỏ dùng làm gia vị đặc biệt cho món nước chấm bánh cuốn và nước dùng bún thang.
Còn tinh dầu là một chất lỏng trong, mùi thơm mạnh có trong hai túi nhỏ và dài ở dưới ngực cà cuống đực. Chất thơm được xác định là hexanol acetate. Có thể lấy bằng cách sau: dùng đầu nhọn của que tre hay mũi dao rạch một đường ngang ở vị trí giữa đôi chân thứ ba. Gấp bụng cà cuống xuống để bộc lộ hai túi tinh dầu, sau đó dùng kẹp khẽ gắp túi và rút ra một cách nhẹ nhàng (tránh làm rách túi), rồi chích túi cho tinh dầu chảy vào lọ khô, sạch, đậy kín cất dùng dần. Nếu đựng trong lọ có nút mài thì có thể bảo quản được rất lâu. Tinh dầu cà cuống được sử dụng như thịt và trứng.
Trên thực nghiệm y học, tinh dầu cà cuống được dùng với liều thấp theo giọt như một chất kích thích thần kinh, gây hưng phấn và tăng cường nhẹ khả năng sinh dục. Người ta cũng đã tổng hợp được tinh dầu cà cuống nhân tạo với mùi vị như tinh dầu thiên nhiên, nhưng chất lượng kém hơn.
BS. Hoàng Xuân Đại