Tuesday, January 31, 2012

Bài thuốc hay từ rau má

Rau má và rễ rau muống biển giã nát có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt. Cây rau má tươi sắc lấy nước cũng có thể trị ho.
Rau má - thuộc họ hoa tán. Cây thảo sống nhiều năm, mọc là là trên mặt đất và có lá tròn tròn như gò má của con người, do đó mà thành tên cây. Dân gian thường dùng rau má để ăn sống, muối dưa, luộc chín hoặc nấu canh ăn, 100g rau má cung cấp cho cơ thể 21 kcalo.
Rau má còn là vị thuốc thông dụng, có vị ngọt tính mát, có tác dụng chống nhiễm trùng, chống độc giải nhiệt và lợi tiểu.
Rau má xay nhuyễn vắt lấy nước cốt, pha với nước dừa xiêm là một thứ nước giải khát rất bổ. Ở một số nơi, người ta thường sử dụng nước rau má dưới dạng nước sinh tố như các thứ quả cây.
Rau má thường dùng trong các trường hợp sau:
- Giải nhiệt, làm xuất được chứng nóng nảy, bứt rứt trong người, trị trẻ em nóng sốt dữ dội, lên kinh phong (trong uống, ngoài xoa), chữa ngứa lở mụn nhọt, giảm sưng, đỡ đau (uống trong, đắp ngoài).
- Giải độc, do ăn nhầm phải lá ngón, nấm độc, thạch tín hoặc do say sắn. Dùng 250g rau má và rễ rau muống biển (250g), giã nát, hòa nước sôi uống.
- Cầm máu khi chảy máu chân răng, chảy máu cam, thổ huyết, đi tiểu ra máu, đi tiêu ra máu vì bệnh kiết lỵ, phụ nữ bị băng huyết. Thường dùng 30g rau má, 15g cỏ nhọ nồi, lá trắc bá, sao sắc nước uống.
- Trị ho, giã cây tươi, lấy dịch uống hoặc sắc nước uống.
- Trị khí hư bạch đới, đàn bà, con gái đau bụng lúc có kinh, dùng rau má phơi khô tán thành bột uống; mỗi sáng dùng 2 thìa cà phê bột.
- Viêm hạnh nhân, dùng rau má tươi giã nhuyễn lấy nước cốt, hòa ít dấm, uống từ từ.
- Trị đái buốt, đái dắt, dùng rau má tươi giã nhuyễn, chắt nước cốt uống.
- Làm thuốc lợi sữa: có thể ăn rau má tươi hoặc luộc, nếu luộc thì phải dùng cả nước luộc mới có tác dụng.
Người ta đã chế biến rau má thành những dạng cao làm vết thương sớm lành da, liền sẹo (vết thương phần mềm). Tuy nhiên, với những người tì vị hư hàn, thường đi đại tiện lỏng, không nên dùng nhiều vì rau má có tính mát lạnh...
Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống

Rau má chữa cảm sốt, tiêu chảy
Theo Đông y, rau má có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thuỷ, lương huyết, thường dùng chữa viêm họng, ho, tiêu chảy, mụn nhọt...







Cây rau má mọc hoang khắp nơi, dọc bờ sông, bờ ruộng, hàng rào, ven đường, bãi cát. Dùng toàn cây phần trên mặt đất, thu hái quanh năm đem về rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô. Dùng 15 - 25g cây khô (hoặc 30 - 60g tươi) sắc uống. Dùng ngoài nấu nước rửa, giã đắp.
Trong dân gian, thường dùng toàn cây tươi, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sắc uống để chữa ho lâu ngày hoặc ho lao và chữa sốt. Nước sắc dùng nhỏ mắt chữa đau mắt, nhỏ vào tai bị viêm, rửa mụn nhọt. Có nơi dùng ăn như rau, vị đặc biệt, hơi chua và hơi đắng.
Canh rau má nấu xương
Chữa cảm sốt, viêm đường hô hấp trên, đau họng, lở miệng: Rau má 30 - 50g tươi hoặc 15 - 30g khô sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 3 lần uống/ngày hoặc ngậm và nuốt từ từ. Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn.
Chữa mụn nhọt: Dùng 50 - 100g tươi nấu nước rửa hàng ngày. Bên ngoài dùng lá tươi và hoa giã nhỏ đắp vào chỗ bị mụn nhọt.
Ho lâu ngày: Rau má 30g, mộc hồ điệp 10g, nga bất thực thảo 20g, sắc với 500ml nước còn 100ml chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục 10 - 30 ngày.
Chữa viêm thận cấp: Rau má 15g, lã diễn 15g, xa tiền thảo (mã đề) 12g. Sắc lấy nước uống, chia 3 lần trong ngày.
Viêm đường tiết niệu: Rau má 40g, mã đề 30g, dây bòng bong 30g, cây chó đẻ 20g. Sắc uống 7 - 10 ngày.
Chữa tiêu chảy: Rau má 12g, lá ổi 12g, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa chín mé (sưng buốt đầu ngón tay): Hái một nắm rau má tươi, giã nát, đắp lên chỗ sưng đau, băng cố định lại.
Chú ý: Phụ nữ có thai không nên dùng.


No comments:

Post a Comment