Củ cải không chỉ là thức ăn ngon mà còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh.
CỦ CẢI ÍT NĂNG LƯỢNG NHƯNG GIÀU CHẤT KHOÁNG
Củ cải được xếp vào hàng các thực phẩm ít năng lượng nhất. 100 g Củ cải chỉ cung cấp 15 kilocalo. Chất đạm và chất béo trong Củ cải chiếm một vị trí hết sức khiêm tốn. Chính những glucide có trong Củ cải mới đóng vai trò chủ đạo. Đa số các glucide này được cấu tạo bởi các đường glucose và fructose, còn lại là một số đường ít thông dụng hơn như pentosa hoặc hexane (các đường này chỉ được đồng hoá một phần).
Tuy nhiên, Củ cải lại rất giàu chất khoáng và các nguyên tố vi lượng. Vì mọc dưới đất nên Củ cải tập hợp được chất khoáng và vi lượng trong thời gian chúng phát triển trong lòng đất. Hàm lượng Kali cao trong Củ cải có tác dụng bài niệu tốt (lượng natri thấp trong củ cải càng phát huy tác dụng lợi tiểu). Hàm lượng can xi trong Củ cải cũng rất cao. Tỉ lệ canxi / phốtpho lớn hơn 1, tạo thuận lợi cho việc đồng hoá can xi. Ngoài ra, sự có mặt của manhê và lưu huỳnh cũng rất đáng kể.
Cuối cùng, Củ cải cung cấp chất sắt (sự có mặt của đồng trong Củ cải giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn), kẽm, fluor, iốt và selen. Có thể hình dung như sau để so sánh tỉ lệ giữa năng lượng và các chất khoáng mà Củ cải cung cấp cho cơ thể: Nếu ăn một lượng Củ cải đủ để nạp vào cơ thể 100 calo, bạn có thể nhận được tới 1620mg kali; 133mg canxi; 47mg manhê; 5,3mg sắt…
CỦ CẢI CHỨA NHIỀU SINH TỐ
Củ cải còn là một nguồn vitamin C dồi dào bởi 100 g Củ cải chứa 23mg vitamin C, nghĩa là 1/3 lượng vitamin C được khuyên dùng cho mỗi người lớn mỗi ngày (80mg). So với các loại rau khác, nhất là rau lá, thì rau rễ như Củ cải “bảo quản” vitamin C tốt hơn. Củ cải có thể ăn sống, nên không sợ mất vitamin C trong quá trình nấu nướng.
Người ta còn tìm thấy trong Củ cải nhiều vitamin nhóm B (nhất là vitamin B9 hoặc axít folic, vitamin B3 hoặc PP và vitamin B6) và một lượng nhỏ tiền sinh tố A (caroten).
CỦ CẢI PHÒNG BỆNH UNG THƯ
Củ cải được xếp vào nhóm các cây họ Cải (như Bắp cải chẳng hạn). Nhóm các cây này có chứa những thành phần đặc biệt như inđola hay gluconisate. Các nhà nghiên cứu rất quan tâm tới các thành phần này vì họ nhận thấy chúng có vẻ có khả năng ức chế hoặc ngăn chặn các tế bào u ác tính phát triển. Ngoài ra, trong Củ cải còn thấy có các glucosinolates, có tác dụng sản sinh ra các sénevol có khả năng kháng khuẩn, các isothiocyanates de phényl – éthyle và benzyle cũng đóng vai trò trong việc ngăn ngừa ung thư.
Có thể nói, Củ cải là một lá chắn chống lại các bệnh ung thư, nhất là ung thư dạ dày và ung thư đại tràng.
CỦ CẢI VÀ CHỨC NĂNG TIÊU HOÁ
Củ cải chứa rất nhiều chất xơ (100 g Củ cải có 1,5 g chất xơ). Các chất này có thành phần chủ yếu là xeluloza và hemixeluloza. Nếu được ăn sống, các chất xơ trong Củ cải sẽ phát huy tác dụng nhuận tràng rất tốt.
Các thành phần lưu huỳnh có trong Củ cải (nhất là các glucosides) chính là chất gây vị hăng ở Củ cải. Các chất này kích thích tiết dịch vị và giúp tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, có những người không thích vị hăng này. Vậy các bạn hãy chọn các củ tươi, non, nhỏ, và nhớ nhai kĩ nhé
Củ cải được xếp vào hàng các thực phẩm ít năng lượng nhất. 100 g Củ cải chỉ cung cấp 15 kilocalo. Chất đạm và chất béo trong Củ cải chiếm một vị trí hết sức khiêm tốn. Chính những glucide có trong Củ cải mới đóng vai trò chủ đạo. Đa số các glucide này được cấu tạo bởi các đường glucose và fructose, còn lại là một số đường ít thông dụng hơn như pentosa hoặc hexane (các đường này chỉ được đồng hoá một phần).
Tuy nhiên, Củ cải lại rất giàu chất khoáng và các nguyên tố vi lượng. Vì mọc dưới đất nên Củ cải tập hợp được chất khoáng và vi lượng trong thời gian chúng phát triển trong lòng đất. Hàm lượng Kali cao trong Củ cải có tác dụng bài niệu tốt (lượng natri thấp trong củ cải càng phát huy tác dụng lợi tiểu). Hàm lượng can xi trong Củ cải cũng rất cao. Tỉ lệ canxi / phốtpho lớn hơn 1, tạo thuận lợi cho việc đồng hoá can xi. Ngoài ra, sự có mặt của manhê và lưu huỳnh cũng rất đáng kể.
Cuối cùng, Củ cải cung cấp chất sắt (sự có mặt của đồng trong Củ cải giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn), kẽm, fluor, iốt và selen. Có thể hình dung như sau để so sánh tỉ lệ giữa năng lượng và các chất khoáng mà Củ cải cung cấp cho cơ thể: Nếu ăn một lượng Củ cải đủ để nạp vào cơ thể 100 calo, bạn có thể nhận được tới 1620mg kali; 133mg canxi; 47mg manhê; 5,3mg sắt…
CỦ CẢI CHỨA NHIỀU SINH TỐ
Củ cải còn là một nguồn vitamin C dồi dào bởi 100 g Củ cải chứa 23mg vitamin C, nghĩa là 1/3 lượng vitamin C được khuyên dùng cho mỗi người lớn mỗi ngày (80mg). So với các loại rau khác, nhất là rau lá, thì rau rễ như Củ cải “bảo quản” vitamin C tốt hơn. Củ cải có thể ăn sống, nên không sợ mất vitamin C trong quá trình nấu nướng.
Người ta còn tìm thấy trong Củ cải nhiều vitamin nhóm B (nhất là vitamin B9 hoặc axít folic, vitamin B3 hoặc PP và vitamin B6) và một lượng nhỏ tiền sinh tố A (caroten).
CỦ CẢI PHÒNG BỆNH UNG THƯ
Củ cải được xếp vào nhóm các cây họ Cải (như Bắp cải chẳng hạn). Nhóm các cây này có chứa những thành phần đặc biệt như inđola hay gluconisate. Các nhà nghiên cứu rất quan tâm tới các thành phần này vì họ nhận thấy chúng có vẻ có khả năng ức chế hoặc ngăn chặn các tế bào u ác tính phát triển. Ngoài ra, trong Củ cải còn thấy có các glucosinolates, có tác dụng sản sinh ra các sénevol có khả năng kháng khuẩn, các isothiocyanates de phényl – éthyle và benzyle cũng đóng vai trò trong việc ngăn ngừa ung thư.
Có thể nói, Củ cải là một lá chắn chống lại các bệnh ung thư, nhất là ung thư dạ dày và ung thư đại tràng.
CỦ CẢI VÀ CHỨC NĂNG TIÊU HOÁ
Củ cải chứa rất nhiều chất xơ (100 g Củ cải có 1,5 g chất xơ). Các chất này có thành phần chủ yếu là xeluloza và hemixeluloza. Nếu được ăn sống, các chất xơ trong Củ cải sẽ phát huy tác dụng nhuận tràng rất tốt.
Các thành phần lưu huỳnh có trong Củ cải (nhất là các glucosides) chính là chất gây vị hăng ở Củ cải. Các chất này kích thích tiết dịch vị và giúp tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, có những người không thích vị hăng này. Vậy các bạn hãy chọn các củ tươi, non, nhỏ, và nhớ nhai kĩ nhé
No comments:
Post a Comment