Wednesday, March 20, 2013

SẦU ĐÂU


DERM SĐAO
Cây sầu đâu có nguồn gốc ở miền đông Ấn Độ và chính xác ở miền nam Hi mả lạp sơn, tên Neem hay Margousier ( Azadirachta indica  ) là một cây có huyền thoại địa phương là cây « thánh » có nhiều « giá trị ». Một bài viết của y học cổ truyền Ấn Độ ( Brihat Samhita de Varahamihira » thậm chí khuyến khích trồng một cây sầu đâu gần mỗi nhà. Những kinh điển hindous có nói « sarve roga nirvariniqui » có nghĩa « một trong những người chữa tất cả các bệnh ». Ngôn ngử bình dân cây sầu đâu Neem « Nhà thuốc của làng »
Ngoài ra trong sầu đâu được trích ra biến chế thành tinh dầu neem. Đó là một tinh dầu được người nông dân Ấn Độ sử dụng như một loại thuốc trừ sâu, phân bón rất hiệu quả .
Thân đại mộc trung, có thể đạt tới 30 m và đời sống có thể tới 2 thế kỷ, nhưng đây là  trường hợp hiếm và đặc biệt, thông thường ở bậc trung ( khoảng 5 đến 10 m ).
 luôn xanh, không rụng, lá một lần kép, thứ diệp ( 5 đến 8 cặp ), hình liềm, đáy hơi bất xứng, bìa có răng tà..
Phát Hoa hợp thành chùm tụ tán ngắn hơn lá, hoa trắng hoặc vàng, cao 5 – 6 mm, đài có lông, tiểu nhụy 10, gắn trước một phiến đầu lõm, nuốm phù có 3 gai, buồng có 2 noản.
Quả nhân cứng, giống trái cà na, dài 2 cm. Khi chín màu vàng.
Cây sầu đâu Neem phát triển trong mùa khô nhiệt đới hay cận nhiệt đới, bởi vì sầu đâu cho ra một hệ thống rể rất sâu, nhưng sầu đâu không chịu được nhiệt độ lạnh kéo dài
Đặc tính trị liệu :
Tinh dầu sầu đâu neem có đặc tính sau :
- thuốc xổ purgative,
- Thuốc sán lãi antihelminthique ,
- chống ký sinh trùng bên ngoài ( chí rận ) antiparasitaire externe (pou),
- kháng nấm antimycosique,
- và chống bệnh tiểu đưòng antidiabétique..
Tinh dầu chứa những hợp chất chống vi khuẩn ( một số hoạt tính trên siêu vi trùng sida AIDS ) và chống vi trùng bệnh sốt rét.
Tất cả đặc tính dược lý không phải luôn luôn được hổ trợ bởi những thử nghiệm lâm sàng.
Lượng azadirachtine ( C33H44O16 ) chứa trongt hạt thay đổi đáng kể tùy theo những điều kiện đất đay và theo kiểu (type) nhiễm thể của cây.
Năm nay với năm khác, một cây có thể sản xuất những tinh đầu có chứa nồng độ chiết xuất khác nhau.
Lá :
Với những hoạt chất trên, cho thấy lá sầu đâu có những đặc tính trị liệu ứng với những dung dịch trích :
● Trích xuất méthanolique là :
- Hạ sốt antipyrétique,
- Giảm đau analgésique,
- chống viêm sưng anti-inflammatoire với một khả năng ức chế kết tập những tiểu cầu.
● Dung dịch trích bởi chloroforme :
Không ảnh hưởng dược tính nào đáng kể.
● Dung dịch trích trong nước :
- chống sự nhiễm trùng nhẹ.
- chống viêm sưng anti-inflammatoire,
- và hình như chống loét dạ dày,
- nếu dùng dung dịch rất đậm đặc dường như có tính kháng virus.
● Trích xuất trong rượu ( hydroalcoolique ) sẻ là :
- một chất lợi tiểu nhẹ.( nghiên cứu lâm sàng trên những bệnh nhân bị bệnh phù thủng anasarque với muối nimbinine)
● Lá sầu đâu được dùng :
- chất diệt tinh trùng ( ngừa thai ).
Vỏ cây sầu đâu và rể, cũng như những cây non :
Chứa những chất tanins ( chất làm se thắc ) nhưng cũng như những triterpénoïdes là một điển hình của cây sầu đâu (neem).
Ở Ấn Độ, lá sầu đâu Neem được xem như một gia vị, là một sản phẩm tự nhiên đã được biết đến do tác dụng hạ huyết áp mạnh của của cây….. và nhiều chức năng khác trong y học cổ truyền Ayurvédique.
Trong y học cổ truyền Ayurvédique, lá sầu đâu được xem như một gia vị có khả năng hiệu quả :
- hạ đường huyết,
- kháng nấm,
- kháng khuẩn,
- chống sự căng thẳng tinh thần,
- giải độc,
- giảm béo
- và cũng được biết hoạt động trên những sự đau khớp xương.
Độc chất - hiệu ứng xấu :
Giàu chất azadirachtine, tinh dầu trích từ những hạt giống được dùng như thuốc trừ giun sán, nhưng có thể gây độc cho cơ thể con người, như là hậu quả nôn ói mửa và tiêu chảy.
Điều chế tinh dầu :
Tinh dầu này, gọi là dầu sầu đâu Neem hay dầu neem và được người ta  điều chế sau khi ép lạnh những hạt, gạn lọc rất công phu để hy vọng thu được một lượng dầu tương đối có thể chấp nhận được.
Ứng dụng :
Thực phẩm:
Ở trạng thái cò tươi, là sầu đâu có vị đắng được dùng trong nấu ăn người Cambodge như là một gia vị.
Ở Việt Nam, Hà tiên, Châu Đốc, thường trồng ở lục tỉnh để lấy  và hoa trộn gỏi, ăn mát
● Trong y học dân gian trong làng :
Thường dùng :
- Các lá sầu đâu làm trà ( 10 lá trong 1 lít nước ), dùng để hạ sốt, giảm đau do loét dạ dày,
► Phương cách nấu sắc lá sầu đâu ( 50 lá trong 1 lít nước ) hay vỏ ( 1 nắm vỏ trong 1 lít nước ) dùng để :
- làm sạch vết thương,
- súc miệng trong trường hợp viêm nướu răng,
- hay súc miệng trong trường hợp viêm yết hầu angine,
- dùng rửa âm đạo trong trường hợp bị bịnh bạch đới khí hư,
- dùng uống trong trường hợp tiêu chảy bình thường
- hay dùng trực tiếp trong nước tắm trường hợp viêm da lan rộng ( mụn, nhọt )
- Bột lá sầu đâu Neem sấy khô có thể thêm vào kem đánh răng trong trường hợp viêm sưng nhẹ nướu răng.
- Tinh dầu sầu đâu Neem dùng thẳng trên nấm ở da và trên da đầu trong trường hợp bị nhiễm nấm hay chí (để khoảng 1 giờ và sau đó gội đầu với xà bông shampooing, 1 lần / tuần trong vòng 3 tuần.).
- Tinh dầu sầu đâu Neem có tính chất diệt tinh trùng, cũng được dùng để bôi trơn lubrifiante, người ta dùng như biện pháp ngừa thai tại địa phương.
- Đốt những lá khô người ta có thể đuổi muỗi.
- Một hỗn hợp trộn dầu dừa huile de coco và dầu sầu đâu, có hiệu quả bảo vệ chống lại nhiều loại muỗi như Anopheles, Aedes,Culex…
►Pha trộn 1 đến 4% dầu sầu đâu Neem  trong dầu dừa, thoa vào da, giảm 80 đến 90% số lượng muỗi anophène chích, trong sự nghiên cứu đã chứng minh bảo vệ hoàn toàn.
Một số công ty thương mại Ấn Độ khác nhau, trích xuất những chất trong cây sầu đâu Azadirachta indica để :
- sử dụng trong nông nghiệp,
- trong sinh học,
- trong tinh dầu sầu đâu,
- chế tạo thuốc trừ sâu bằng chất azadirachtine hay
- phân bón sầu đâu…..
 Những sản phẩm mỹ phẩm căn bản trên tinh dầu sầu đâu :
- xà bông gội đầu shampooing chống gàu,  
- hay trừ chí poux,
- kem dưỡng da chống mụn acné nhưng cũng
- có thể cải thiện một vài bệnh nhiễm da mãn tính như ( mụn cám, bệnh vẩy nến ).
- kem sát trùng lotion antiseptique.
● Những dược phẩm căn bản những trích chất sầu đâu Azadirachta indica hay neem :
- chống bệnh sốt rét paludisme,
- trục giun sán helminthiases,
- những bệnh nhiễm vi khuẩn,
- nấm ,
- siêu vi khuẩn virales
- thậm chí cả bệnh lao tuberculose,
- hay để " giải độc détoxiquer, tẩy sạch " cơ quan trong cơ thể.
 Trong y học thú y : tẩy trừ những nội ký sinh và ngoại ký sinh, để ngăn ngừa những bệnh , những vết thương nhất là những « ruồi » « tửa đẻ » những trứng trực tiếp trên mặt vết thương.
Đây là những kiến thức y học, sử dụng cây sầu đâu Azadarichta indica trong y học phương Tây .
Giai đoạn cây trưởng thành, cây sầu đâu Neem có thể sản xuất ít nhất 50 kg trái, tương đương với 30 kg hạt, đây là nguồn của các hợp chất có đặc tính diệt côn trùng, bao gồm « azadirachtin ».
Những hạt được sử dụng để bào chế một loại thuốc trừ sâu rất hiệu quả khủng khiếp, chất azadirachtin, rất dể hủy hoại bởi ánh sáng. 
Thư mục dữ liệu nghiên cứu và thực nghiệm trên cây sầu đâu :
Ở Ấn Độ, những phần khác nhau của cây được dùng trong y học truyền thống ayurvédique từ rất xa xưa. Việc sử dụng này cũng đã được mô tả rõ ràng, đặc biệt là những lá, những trái và vỏ cây  (Thakur R.S. et al., 1981).
● Tinh dầu sầu đâu, trích chất của vỏ và lá được dùng trong :
- chăm sóc những bệnh phong cùi lèpre,
- trừ giun sán trong ruột,
- những rối loạn sự hô hấp,
- chứng táo bón (Mukhtar H.M. và al., 2004).
● Sử dụng trong điều trị :
- bệnh phong thấp rhumatismes,
- viêm sưng mãn tính bệnh giang mai syphilitiques chroniques
- và chứng loét đã được ghi nhận rộng rãi (Kirtikar K.R. et al., 1975).
● Tinh dầu sầu đâu được dùng điều trị trong những bệnh nhiễm da khác nhau (Chopra R.N. et al., 1956) ;
● Vỏ cây, lá, rể và những hoa, trong sự phối hợp, được chỉ định chủ trị sau : 
- những bệnh về máu,
- những bệnh ống dẫn mật biliaires,
- bệnh ngứa démangeaisons,
- bệnh loét ở da ulcères cutanés,
- những cảm giác nóng phỏng sensations de brûlures  (Mitra C.R. et al. 1963).
● Trích chất từ vỏ sầu đâu có tác dụng :
- thuốc giảm đau analgésique
- và chống sốt truyền thống antipyrétique traditionnel ;
Những trái sầu đâu được dùng để chữa trị những vấn đề :
- mắt ophtalmiques,
- tiểu đường diabète,
- những rối loạn đường tiểu désordres urinaires
- và những trùng ký sinh trong ruột vers intestinaux.
Trích chất từ lá, dùng để uống ( per os ), được ghi chép trong y học ayurvédique để chữa trị bệnh sốt rét malaria..
Những lá khô, nấu sắc được dùng ở Nigeria và ở Haiti trong cùng một chỉ định chủ trị.(Washington D.C., 1992).
● Việc sử dụng sầu đâu Neem trong những vùng khác nhau ở Ấn Độ, được phổ biến rộng rãi trong những rối loạn hệ tiêu hóa gastro-intestinaux như :
- tiêu chảy,
- bệnh tả choléra (Thakurta P. et al., 2007).
● Ở Kenya, trong bộ lạc Meru và Kilifi, sầu đâu được dùng để trị bệnh sốt rét malaria (Kirira P.G. et al., 2006).
Dữ liệu thu thập điều tra.
►Phương cách nấu sắc lá sầu đâu Neem Azadirachta indica, pha trộn với lá muồng xiêm cassia siamea (Senna siamea)( lá và hoa ) chanh Citrus aurantifolia ( lá ), muồng trâu còn gọi là muồng xức lát Senna alata ( đồng nghĩa cassia alata muồng trâu ( lá ), và Ổi Psidium guajava ( lá ) là một đơn thuốc của gia đình Mooré, thị trấn Koudougou, tại tỉnh Boulkiemdé để chữa trị bệnh sốt rét paludisme.
Tất cả thành phần được đun sôi trong 30 phút.
Dung dịch nấu sắc này được điều chế mỗi ngày, cùng một số lượng lá và thêm lượng nước nếu thấy cần thiết vừa đủ.
Bệnh nhân uống 2 lần / ngày trong vòng 3 ngày và lau với nước này trong khi điều trị .
Trong một vùng khác của Koudougou,
►Một công thức nấu sắc được ghi nhận : thân, lá sầu đâu Neem trộn với lá muồng xiêm cassia siameạ ( thân lá ), khuynh diệp đỏ ( Eucalyptus camaldulensis ) ( thân lá ) và  Xoài Mangifera indica ( vỏ ) được điều chế trong trường hợp lên cơn sốt rét paludisme.
Tất cả thành phần được đun sôi trong nước khoảng 2 giờ .
Dung dịch bào chế được để lạnh và dùng để tắm, buổi sáng và tối, đến khi những triệu chứng được cải thiện.

Cây Trâm


DERM PRIENG

Cây Trâm, tên gọi jamblon hay jamelonier là một cây vùng nhiệt đới, không thay lá thuộc họ Myrtaceae.
Cây Trâm có mức độ tăng trưởng nhanh, có thể đạt đến 30 m chiều cao và có thể sống hơn 100 năm. Tàn lá rậm cho một bóng mát và được trồng chủ yếu có giá trị làm cảnh, trang trí trong vùng. Gổ cứng, không mục. Đây là lý do người ta dùng gổ cây trâm làm đường rầy sắt và cày đặt trong những giếng nước. Đôi khi người ta dùng để chế tạo đồ dùng trong nhà với  giá thành rẻ.
Cây Trâm bắt đầu trổ hoa vào tháng 3 đến tháng 4. Những hoa Trâm có mùi thơm và nhỏ, khoảng 5 mm đường kính. Trái phát triển vào tháng 5 hay tháng 6 và hình dáng là những quả nạc, trái Trâm hình bầu dục, màu xanh lúc bắt đầu, trổ sang màu hồng và cuối cùng màu tím đen bóng khi trưởng thành chín mùi. Một biến thể của cây cho ra trái màu trắng.
Cây thân mộc, cao 6 – 20 m. Cành cây màu xám trắng khi khô, hình trụ.
, mọc đối, trên nhánh dài, phiến lá nguyên, rộng, hình ellip, hẹp ở đầu lá, 6 – 12 x 3,5 – 7 cm, dai cứng láng, màu hơi nhạt khi khô, trục màu nâu đen hơi bóng khi khô, 2 mặt với những tuyến nhỏ, gân phụ nhiều,
Phát hoa chùm có hoa hình chùy, hoa mọc trên cành không lá đôi khi mọc trên cuối nhánh, có đỉa mật thơm và quyến rủ ong mật, dạng pyriforme giống hình trái lê 4 mm – 7-8 mm. Đài hoa có thùy 0,3 đến 0,7 mm, cánh hoa 4, màu tím hay tráng sáng, dính nhau, hình bầu dục và hơi tròn khoảng 2,5 mm. Tiểu nhụy 3 – 4 mm. Vòi nhụy dài giống tiểu nhụy.
Trái màu đỏ đen, dạng ellip giống như cái bình lớn khoảng 1 – 2 cm, chứa 1 hạt, ống đài cón lại 1- 1,5 mm, không trưởng thành cùng một lúc trên cành.
Trái là những quả nạc nhỏ có dạng như trái olive, hình bầu dục tròn thon, xanh lúc ban đầu, chuyển sang màu hồng, và cuối cùng màu tím đen và bóng láng khi trưởng thành chín mùi. Một điều, là trái trâm phải tách rời khỏi cuống trái, trái ăn được, nếu không trái sẽ có vị đắng và không tiêu thụ được.
Nạc thịt của trái mát, để lại ở lưỡi và miệng một màu tím đen khi ăn, lý do trong trái có chứa nhiều chất anthocyanine , giàu chất vitamine A và vitamine C.
Ở giữa trái duy nhất một hạt cứng, hình bầu dục, màu nâu nhạt, hạt có thể dùng để tạo giống, thành phần màu xanh lục.
 Hoa trổ  vào tháng hai-ba hoặc 4 và 5, kết trái tháng 6 và tháng 7.
Cây Trâm mọc ở rừng thứ cấp, trên những vùng cao, vùng đất hoang dưới 100 đến 1200 m.
Ở Trung quốc, Quảng đông, Phúc kiến….. Ấn độ, Nam Dương, Lào, Việt Nam, Mả Lai, Thái Lan ……Úc Đại Lợi.

Đặc tính trị liệu :
Hạt trâm còn được dùng trong “ y học thay thế ” khác ( thuật ngữ y học thông thường được mô tả  là một phương pháp chăm sóc thay thế còn được gọi là thuốc thay thế, thuốc bổ sung …. ) như y học ayurvédique để kiễm soát :
- bênh tiểu đường chẳng hạn .
Y học Yunani hoặc Unani ( thuốc có nguồn gốc của nó trong giả kim thuật thời trung cổ và các phương pháp trị liệu phương Tây của Hy Lạp cổ đại. Yunani có nghĩa là "Hy Lạp" trong nhiều ngôn ngữ phương Đông (tiếng Ả Rập, Hindustani, Ba Tư, Tamil, vv). Từ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp "Ionia," tên của bờ biển Hy Lạp Tiểu Á hoặc y học Trung quốc cho :
- những bệnh của hệ tiêu hóa.
● Vỏ cây và hạt được sử dụng như là :
- thuốc trị bệnh tiểu đường,
- dường như có tác dụng giảm nồng độ đường trong một thời gian ngắn.
● Lá và vỏ cây được sử dụng để :
- kiểm soát huyết áp động mạch,
- và điều trị viêm lợi nướu răng.
● Trái cây : Trái cây chỉ ăn được khi tách rời khỏi cuống trái, nếu không sẽ có vị đắng và không ăn được.
Nạc thịt trái trâm có vị ngọt, hơi chua và làm giảm sự co thắt.
Nạc của trái chín tươi nhuộm lưỡi một màu tím đen, nhuộm tay, và những quần áo ….  bởi vì trái này có chứa chất anthocyanine một chất chống oxy hóa. Ngoài ra trái chứa nhiều vitamine A và vitamine C.
Trong y học cổ truyền :
- nước trái cây được sử  dụng để loại bỏ những vấn đề về dạ dày.
Người ta loại bỏ các chất chát bằng cách ngâm trong nước muối trước khi nấu.
Trong y học truyển thống ngày nay, được dùng :
● Trái cây nguyên :
- chất làm giảm co thắt,
- thuốc dể tiêu stomachique,
- thuốc tống hơi carminative,
- thuốc trị hoại huyết antiscorbutique,
- và thuốc lợi tiểu.
Trái cây nấu đậm đặc, được ăn làm :
- dịu bệnh tiêu chảy cấp tính.
● Nước ép trái chín hoặc nước nấu sắc trái trâm jambolan có thể dùng chữa trị ở Ấn Độ trong những trường hợp :
- lá lách phù to hypertrophie de la rate,
- bệnh tiêu chảy mãn tính,
- và duy trì nước tiểu rétention d’urine,
Nước trái cây pha loãng với nước dùng :
- như nước súc miệng cho bệnh viêm họng,
- và là một loại nước kem cho bệnh ghẻ chóc da đầu.
● Hạt trâm dưới dạng lỏng hay bột được dùng uống,
▪ 2 hay 3 lần / ngày cho những người mắc :
- chứng bệnh tiểu đường diabète
- hay chứng đường trong nước tiểu glycosura.
Trong nhiều trường hợp dùng, mức đường trong máu giảm rất nhanh và không có hiệu quả xấu.
Lá trâm ngâm trong rượu, được quy định chữa bệnh tiểu đường.
Nước ép của lá có hiệu quả trong chữa trị bệnh lỵ dysenterie.
Dùng riêng hay phối hợp với những nước ép khác như soài ….
Những lá jambolan có thể sử dụng dưới dạng thuốc dán cataplasme lên chổ đau trên da.
Lá, thân, nụ hoa, hoa nở và những vỏ có hoạt tính như chất kháng sinh.
► Nấu sắc vỏ cây được dùng trong cơ thể :
- chống bệnh kiết lỵ,
- chứng khó tiêu,
- chứng bệnh tiêu chảy.
- và được dùng như thuốc thục bôm rữa ruột.
Vỏ rể cây cũng được dùng trong cơ thể như trên.
► Nấu sắc vỏ được dùng trong trường hợp :
- suyễn,
- viêm phế quản,
- và dùng để súc miệng gargariser,
Hay dùng như rữa miệng có hiệu quả giảm sự co thắc trên :
- những chứng lơét miệng,
- lợi răng xốp,
- và viêm miệng.
► Tro của vỏ, pha trộn với nước được chữa trị :
- sự lan rộng trên những bộ phận viêm sưng,
- hay trộn với dầu đắp vào những chổ mụn nước.
Chủ trị : indications
● Lá chủ trị kháng khuẩn và được sử dụng để củng cố nướu răng.
● Trái cây và hạt hương vị nhọt, chát, chua dùng làm thuốc bổ và tính hàn.
Được sử dụng trong trường hợp bệnh tiểu đường, tiêu chảy và nấm ngoài da.
● Vỏ cây là chất :
- giảm sự co thắt, ngọt hơi chua,
- tác dụng lợi tiểu,
- giúp tiêu hóa,
- và trục giun sán.
● Ngoài ra lá trâm còn dùng dưới dạng thuốc dán đắp trên những chứng bệnh ngoài da.
● Nước sắc của trái trâm dùng trong trường hợp :
- trương nở lá lách rat.
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
Trong phương pháp trị liệu hiện nay, chất tanin không còn được công nhận để điều trị da bị phỏng bởi vì tanin được hấp thụ và có thể nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.
Dùng uống quá nhiều, những sản phẩm thực vật có chứa nhiều chất tanin, cũng có thể nguy hiểm cho sức khỏe.


Wednesday, March 13, 2013

Dây cứt quạ


VOR OM BENG

Dây cứt quạ là một giống thân thảo, tiểu mộc và những loài cây nhỏ gần như leo mọc trong những vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới trên thế giới. Những dây cứt quạ được dùng cho mục đích y học
Cây thường mọc trong vùng Ấn Độ, Mả Lai ở những nơi đất hoang, bãi trống và trong những trảng, rừng tái sinh nhất là những nơi mà dân tộc du mục đốt phá san bằng làm rẫy, ở khắp nơi miền nam và trên cao nguyên, từ vùng thấp đến vùng cao 1000 m.
Thu hoặch các bộ phận quanh năm, đọt dùng để nấu canh 


Theo y học đông phương thì cứt quạ có :
- vị đắng,
- tính lạnh,
- không độc,
- có tác dụng giải nhiệt,
- tiêu độc,
- thoái ban,
- trừ phiền,
- trừ đờm,
- cắt cơn ho.
► Ở Ấn Độ, người ta dùng tất cả bộ phận cây và phối hợp với những vị thuốc khác để chế tạo thuốc chữa trị cho phụ nữ sinh đẻ uống.
● Rễ giã nát phối hợp pha với nước ấm dùng xoa xát vào người trong trường hợp bị :
- đau nhức mình mẩy
- và teo chân tay.
►  Theo dược điển Thái lan :
 ● Đun sôi trái cứt quạ Gymnopétalum cochinchinense, sử dụng nước đã lọc là một dược thảo dùng để chống trong trường hợp :
- sốt fièvre,
● Dây cứt quạ là một loại dược thảo trị độc :
- nước đun sôi trái cứt quạ xem như là một nước bổ dưởng, một loại nước bổ dưởng này có vị hơi đắng cho những trái cứt quạ khô. 
- có tác dụng trung hòa hay vô hiệu hóa những độc tố trong một vài loại trái.
- Với tính chất khử độc của cây nên dây cứt quạ có tác dụng giải độc, làm sạch nước miếng giúp tiêu hóa thức ăn .  
- trung hòa nước bị nhiễm độc, uống vào trong máu để nuôi da và dưởng da.
● Người ta dùng dây cứt quạ để thanh lọc nước giếng.
●Tác dụng chữa trị bệnh đàn bà,  sanh đẻ :
- chữa trị trong trường hợp hư thai định kỳ,
- viêm tử cung  inflammation de l'utérus.
- là thuốc bổ tử cung sau khi bị sẩy thai.
- và cũng là  một nước thuốc bổ máu có liên quan đến tử cung,
- dây cứt quạ có tác dụng trung hòa chất độc, tạo yếu tố điều kiện cho bữa ăn ngon miệng,
- dùng tử cung sau khi sanh đẻ, cần duy trì bổ dưởng gây ăn uống ngon miệng.
- dây cứt quạ dùng trấn ban cho phụ nữ mới sinh con,
- cho bệnh tử cung sau khi sanh đẻ thiếu tháng,
- chữa trị chứng sốt thường có sau khi sanh đẻ. la fièvre de lait,
● Ngoài ra, nước nấu dây cứt quạ còn dùng để trị :
- lấy lại bữa ăn ngon khi bị bệnh nhân nhiễm cơn sốt,
- bệnh sốt rét do nước đã bị nhiễm vi trùng,
- Cơn sốt, sốt đi sốt lại không dứt
- dung dịch nước ép chữa trị đau mắt.
- người ta dùng rể giả nát pha với nước nóng, xoa xác vào người để :
▪ giảm đau nhức,
▪ teo chân tay,
● Phương thức sử dụng của y học dân gian :
- Ngâm hay đun trong nước sôi, nước dùng để bổ máu nuôi cơ thể.
- Nấu sắc décoction, nước sắc được dùng để :
▪ giải độc
▪ và phòng uốn ván khi xảy thai,
- Nước nấu  sắc toàn cây dùng :
 trừ đờm,
 cắt cơn ho của chứng bệnh phổi,
Và là thuốc chữa trị những chứng sốt fièvre

Cây Trâm bầu


Cây Trâm bầu, có thể bạn chưa biết hết công dụng!

Trâm bầu là dạng cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 2 - 10m, có cây cao đến 12m, thân có nhiều cành ngắn, khi rụng lá trông như gai, cành non hình 4 cạnh, mép có dìa mỏng. Lá mọc đối, cuống ngắn, hai mặt lá có lông, nhất là mặt dưới. Hoa nhỏ màu vàng ngà, mọc thành bông ở kẽ lá và đầu cành. Cây trâm bầu còn có tên khác là chưng bầu, tim bầu, săng kê, song re, tên khoa học là Combretum quadrangulare Kurz, cây mọc hoang ở ven các con kênh khắp các tỉnh miền Tây, sức sống rất dẽo deo.
Quả trâm bầu có 4 cánh mỏng, chứa một hạt hình thoi, thuở nhỏ tôi hay gọi là nhụy, tôi còn nhớ má tôi bảo cái nhụy đó trị được bệnh nên thỉnh thoảng tôi hay hái trái Trâm bầu, lẩy nhụy và ăn như một thú vui ăn vặt của trẻ con.

Là cây có nhiều công dụng trị bệnh!
Bộ phận dùng: Hạt, rễ, lá và võ. Thu hái trái Trâm bầu vào mùa thu - đông (mùa nước nổi ở miền Nam), phơi khô, bỏ vỏ lấy hạt, hạt có chứa tannin, dầu béo, acid béo, oxalat calcium, acid oxalic tự do,...
Hạt và rễ làm thuốc tẩy giun đũa và giun kim: nướng hoặc rang vàng rồi ăn với chuối chín, người lớn dùng ngày 10 - 15 hạt (khoảng 14 - 20g), trẻ em tuỳ tuổi từ 5 - 10 hạt (khoảng 7 - 14g); dùng 3 ngày liền. Nước sắc từ hạt Trâm bầu có tác dụng trên giun đất và sán lợn. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt. Ngoài ra, rễ Trâm bầu còn chữa thương và lá làm thuốc giảm đau, cầm tiêu chảy.
Lương y Việt Cúc, tên thật là Nguyễn Văn Tám, là vị lương y viết nhiều sách thuốc nhất ở Tiền Giang, có nêu dùng Trâm bầu trừ phong thấp, chữa sốt rét rừng và trị đau bụng.
Tác dụng kháng ung thư: kết quả nghiên cứu của Giáo sư Pettit, giám đốc Viện nghiên cứu ung thư thuộc bang Arizone (USA) cùng các cộng sự đã chiết xuất được một chất có tên là Combretastatin trong vỏ cây Trâm bầu. Khi chuyển sang dạng muối phosphat chất này hòa tan trong nước và được bào chế ở dạng thuốc viên, nhóm nghiên cứu của GS. Pettit đã chứng minh tác dụng của Combretastatin khi được dùng chung với một số chất kháng ung thư khác như carboplatin, cisplatin, vinblastin, phối hợp xạ trị hoặc hóa trị, thuốc có thể tiêu diệt 95% tế bào ung thư.
Combretastatin có tác dụng ngăn cản lưu lượng máu không cho chuyển oxygen đến các tế bào ung thư làm cho chúng ở trong tình trạng đói oxygen vì thế các tế bào này không thể phát triển được.
Năm 2000, nhóm nghiên cứu của Đại học Toyama (Japan) cùng với GS. Trần Kim Quy, Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM đã tìm ra 7 chất có cấu trúc saponin triterpene dạng cycloartan từ lá Trâm bầu có tác dụng ức chế độc tính chủng tế bào ung thư 26L5. Bên cạnh kết quả kháng ung thư, nhóm nghiên cứu cũng đã thành công trong việc phân lập và xác định được cấu trúc của hơn 30 chất trong dịch chiết Metanol của lá và hạt trâm bầu có cấu trúc flavovoid như quadrangularol B, kamatakein, trihydroxy-dimetoxyflavon,… có tác dụng chống lại các tác nhân gây tổn thương cho các tế bào gan, nhờ đó lá Trâm bầu có tác dụng bảo vệ tế bào gan.
Tác dụng lợi mật: Nước sắc lá Trâm bầu có tác dụng tăng tiết mật, vì vậy giúp cho sự tiêu hóa thức ăn dễ dàng, dân gian gọi là thuốc bổ đắng, nó giúp ăn ngon miệng và kích thích sự ăn ngon, gia tăng cảm giác thèm ăn.
Tác dụng lợi tiểu: uống nước sắc lá Trâm bầu, lượng nước tiểu bài tiết tăng lên rõ rệt nhưng chậm hơn so với Furosemid, nhưng tác dụng này được kéo dài trong những giờ sau, điều này có thể giúp cho cơ thể giải độc tốt mà không gây tai biến khi sử dụng.
Về độc tính cấp và trường diễn, không tìm thấy LD50 của cao lá Trâm bầu, tuy đã cho chuột uống với liều rất cao, tương ứng với 174g lá khô, nghĩa là 8,7kg lá Trâm bầu khô cho một người lớn cân nặng 50 kg uống một lần, cho thấy độ an toàn của trâm bầu rất cao, hoàn toàn phù hợp với các tài liệu dân gian, không có độc tính.
Việc sử dụng lâu dài chế phẩm Trâm bầu cũng không thấy có những thay đổi về sinh lý tế bào, các chỉ số về trọng lượng, huyết học, sinh hóa bình thường, giải phẫu tế bào gan, thận cũng không thấy hiện tượng thoái hóa, hoại tử.
Ngày nay, ven các con kênh vùng đồng bằng sông Cửu Long, cây Trâm bầu đã dần biến mất do người dân chưa biết hết các công dụng trị bênh cũng như ngăn ngừa bệnh của cây Trâm bầu, hi vọng rằng, qua nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, những kiến thức bổ ích về cây Trâm bầu cho sức khỏe mọi người sẽ được phổ biến rộng rãi.

Thursday, March 7, 2013

Cây xà bông



DERM TIEU

tên thông thường còn gọi: Chickenspike, gooseweed Pháp, wedgewort (Pháp); Cỏ ngổng herbes aux oies (Pháp); desconocido (Tây ban nha).
Cây xà bông, phát triển mạnh hầu hết những nơi ẫm ướt ở độ cao dưới 350 m, nằm dọc theo ao hồ, ruộng mương, lòng sông khô cạn ẫm hay ở những đầm lầy lũ lụt định kỳ. Cây xà bông thích những nơi nước đứng Mọc nhiều ở ruộng ẩm, bờ nước miền Nam Việt Nam

Đặc tính trị liệu :
Sử dụng trong y học, lá cây xà bông sphénoclea zeylanica được dùng biến chế thành thuốc dán cao chống lại :
- những vết chích của loài côn trùng động vật độc,
- và lành những loét.
Ngoài việc một vài hiệu quả chữa trị cho người, cây xà bông chỉ là loài cây có hại cho sự tăng trường về phương diện canh nông.
Cây xà bông như đã nói ở phần thành phần hóa học, sphénoclea ức chế sự tăng trưởng của lúa và những cây khác mọc trong cùng môi trường.
Ứng dụng :
Dung dịch thô, cây xà bông sphénoclea zeylanica trích từ éthanol cho ta thấy có tác dụng :
- kháng nấm,
- có tác dụng thuốc độc cá ( piscicide )
Hỗn hợp của chuổi dài hydrocarbure bảo hòa đã ức chế hoàn toàn những viên nang trong thức ăn với liều lượng 5,0 mg và cho thấy hoạt động :
- chống sự tăng trưởng những nấm Pythium ultimum và Helminthosporium teres (% T/C120-12), nhưng không cho biết ức chế sự tăng trưởng lúa gạo ở liều 0,1 - 5 g.
Hỗn hợp của chuổi dài acides carboxyliques cho thấy một sự ức chế mạnh mẽ chống lại thức ăn alimentation chứa nấm cũng như côn trùng, loại bọ cây bông vải với liều 7 mg, nhưng không nêu ra hoạt động kháng khuẩn antibactérienne.
Hỗn hợp chuổi dài alcools bảo hòa cho thấy không có hiệu quả kháng nấm, kháng khuẩn và ức chế tăng trưởng của cây lúa. Tuy nhiên, nó đã cho thấy hoạt đông trong thức ăn cho những côn trùng và bọ bông vải ( % T/C 214 ).
Thực phẩm và biến chế :
Những lá xà bông và những đọt non đã được dùng như rau xanh légumes ( hấp hơi nước những đọt non cho hương vị nhon, những rau xanh này có vị hơi đắng )

Cây bần chua

DERM CHAM PU
Mô tả 


Đại mộc trung, cao khoảng 15 – 20 m, nhánh non có 4 cạnh nhọn, phế căn đứng ( tên bình dân gọi cặc bần ) 50 – 90 cm cao, đường kính 30 cm, nhiều. vỏ màu xám, thô, phát sinh từ rể ngang, vượt lên trên mặt bùn khoảng 20 cm.
Vì sống trong môi trường bùn mềm, nhiều acide mùn nên để thích ứng với môi trường đứng vững bám vào bùn giử phù sa và cần oxigène nên cây phát triển tạo ra hệ thống rể nạng lan rộng với diện tích khá rộng .
 mọc đối, phiến lá dai, dòn, không lông, không lá bẹ, gần như không cuống, hình bầu dục, hay hình trứng, dài 5-13 cm, rộng 2-5 cm, với phần dưới rộng hay thon nhọn hay tròn, phiến lá nguyên , 8 đến 12 gân mở rộng ra mỗi bên.
Hoa, lưỡng tính, 1-3 ở chót nhánh, nụ hoa tròn, đế hoa với 6-8 thùy của lá đài, cánh hoa, màu đỏ đậm, 1,5-3,5 cm rộng, nhụy hoa với 16-21 buồng với nhiều noản, vòi nhụy dài, tiểu nhụy nhiều, đáy chỉ màu đỏ tím.
Trái, phì quả, bẹp, kích thước lớn 4 cm, xanh, quả bì dày, nạc vị chua chua với phần dưới như hình ngôi sao.
Đặc tính trị liệu :
Đã được ghi nhận là có tính chất cầm máu.
Rừng sát mặn ngập nước là một phương thuốc dân gian để chữa trị :
- bong gân,
- những chổ sưng, u lên enflures
- trừ những sâu (vers).
Ở Miến Điện, người dân dùng trái bần nghiền nát thành thuốc dán hay bột nhảo đắp lên gọi là thuốc dán Đông Phương, trộn với muối, đắp lên những :
- vết cắt
- và những vết bầm (ứ máu) tím.
Ở Mả Lai, dùng:
- những trái chín cũ cho những trùng ký sinh trong ruột, giun  vers,
- ½ trái chín dùng trị ho
và những lá nghiền nát cho bệnh :
- tiểu máu hématurie
- và bệnh đậu mùa.variole ( Perry, 1980).
Trái bần chín có thể dùng sống hay chín.
Nước ép bần lên men đã có thể dùng để cầm máu.
Đồng thời hoa bần, thành một hợp chất để điều trị chảy máu trong nước tiểu.
Thực phẩm và biến chế :
Gổ Bần thuộc loại gổ nặng ( 800kg/m3 ), được dùng trong kỹ nghệ đóng tàu vì gổ có đặc tính kháng loài hà sâu đục thuyền ờ biển.
Tuy nhiên gổ cũng có tính ăn mòn kim loại, có lẽ trong gổ bần có chứa giàu khoáng chất.
Trái bần non, sử dụng trong thực phẩm hay cho ra dấm. Những quả chín có hương vị fromage, dùng sống hay chín.
Các quả chín được ăn bởi những dân tộc từ Phi Châu đến Mả Lai và những người Java
Một chất thạch trong suốt có thể được chế biến từ trái bần có chứa chất pectine.
Phế căn hoặc rể sốp hay gọi là cặc bần được dùng thay thế và chế tạo nút chai và phao câu cá.
Bột giấy chế biết từ gổ bần thích hợp trong việc chế biến loại giấy kraft.
Hoa bần trong bầu nhụy chứa một chất ngọt phong phú cho loài ong mật . ( Backer và Steenis, 1951 )
Môi sinh :
Trong nơi môi trường sống, cây bần đóng một vai trò tạo lập và là một trong những tập đoàn  cây của rừng mặn ngập nước, còn được gọi là rừng sát.
Bần là một cây đi tiên phong trước, khi môi trường bùn mặn như ở cửa sông thường  ngập nước mới bắt đầu thành lập, giử vai trò ổn định môi trường nhờ hệ thống rể trải rộng liên kết để giử bùn được liên tục bồi đấp.
Vì sống nơi môi trưòng nước mặn và bùn hiếm khí nên hệ thống rể được phát triển có cơ cấu sốp tên gọi phế căn trồi lên trên không để hấp thu không khí thực hiện hô hấp ( thở ).
Sau khi môi trường được ổn định ở cửa sông, cửa biển, đất đai được cứng và mầu mỡ, hết mặn, lúc bấy giờ các loài thực vật khác từ từ do những tác nhân khác nhau như nhân môi, trùng môi đem đến hoặc tự nhiên hoặc con người canh tác mang đến và phát triển sau.

Cây lá cách

DERM CHER JA ES
Mô tả thực vật :


Tiểu mộc hay đại mộc, 2 – 7 m, hầu như không thay lá. thơm, nguyên, cuống lá 0,3 – 5 cm, có phiến bầu dục, 3 – 15 x 2,5 – 9,5 cm, phiến mỏng,  đáy tròn hay hơi hình tim, thường hơi bất xứng, gân từ đáy 5, không lông ờ mặt trên có lông ít ở mặt dưới, nhất là ở gân, đỉnh nhọn.Hoa : Chùm tụ tán, 1,5 – 15 x 2,5 – 24 cm, cuống phát hoa 0,8 – 3 cm, lá bắc có tuyến hình mủi giáo nhọn 6 mm có lông, phát hoa hình tản phòng nhiều hoa trắng, đài hình ống, gần như hình trụ, có 4 răng tròn, vành có lông ở trong, một môi 3 thùy, tiểu nhụy 4, gắn trên ống vành, 1,5 – 3 mm, bên ngoài có tuyến, tràng hoa vàng. Vành hoa màu xanh vàng, bên ngoài có tuyến,Bầu noản mịn, vòi nhụy 3,5 – 4 mm.Trái, tròn  rộng 3 – 4 mm, màu đen khi chín

Đặc tính trị liệu :
Cây lá cách được biết do đặc tính :
- làm đổ mồ hôi sudorifique,
- chứng liên quan đến ngực pectorale,
- thuốc tống hơi trong hệ tiêu hóa carminative
- làm thuốc bổ tim cardiotoniques,
- chống viêm sưng anti-inflammatoires,
- chống tiểu đường anti-diabétique,
- chống thấp khớp,
- và chống những hoạt động khối u .
Sự hiện diện những tài liệu, được đánh giá trên phương diện lý-hóa và sự phân tích sơ bộ về  hóa thực vật và huỳnh quang của thân, rễ và gổ của thân.
Những quan sát này giúp trong sự tiêu chuẩn hoá thuốc dưới dạng thô. Những chất liên quan đến chúng.  
Ứng dụng :
● Ở bán đảo Mả lai và Nam Dương, lá non được nấu, luộc ăn như rau xanh.
Trong những vùng khác của Nam Dương, lá, rễ được ngâm trong nước sôi được dùng để :
- chống sốt,
- chứng khó thở,
- phụ nữ ăn lá cách Premna để gia tăng, tạo sữa mẹ cho con bú.
● Ở Ấn Độ và Trung Quốc, lá và rễ được sử dụng trong y học truyền thống như :
- thuốc lợi tiểu,
- kiện vị bổ bao tử,
- và thuốc giải nhiệt.
● Ở đảo Guam, Thái bình Dương, một loại trà được biến chế từ vỏ cây premna đun sôi được sử dụng để trị :
- đau dây thần kinh.
Premna serratifolia là một trong những thành phần của “ Dasamula ”  hay “ Dashamula ” dùng trong hệ thống y học cổ truyền Ayurvédique Ấn Độ, thành phần gồm :
- Bilva, Aegle marmelos, trái bầu nâu, quách hay trái mấm Rutaceae
- Kashmarya, Gmelina arborea, trái lõi thọ Verbenaceae
- Takkari, Premna serratifolia,
- Patala, Steriospermum colais, Stereospermum colais Quao núi Bignoniaceae
- Dunduka, Oroxylum indicum, cây núc nác Bignoniaceae
- Brihati, Solanum anguivi, Solanaceae
- Kandakari, Solanum xanthocarpum, cà trái vàng Solanum virginianum Solanaceae
- Prsniparni, Desmodium gangeticum Tràng quả sông Hằng Fabaceae.
Tất cả những dược thảo này đều hiện diện ở Việt Nam, lần lượt, sẽ đề cập sau.
► Theo kinh nghiệm dân gian :
● Ở Phi luật Tân, người ta nấu sắc lá cách premna ( nấu ngọt) thêm một ít calamansi ( một loại giống như trái quất ) uống như trà giúp:
- long đờm,
- chống ho.
● Nấu sắc lá cách premna tươi được sử dụng để trị :
- ngứa âm đạo irrigation vaginale.
● Nấu sắc lá cũng dùng để :
- chữa trị sốt
- và cảm lạnh rhume,
- trị ho,
- và viêm phế quản,
- nổi mụn ở môi do nóng trong người.
- và đau bụng.
● Nấu sắc lá cách premna sử dụng cho,
- bụng đầy hơi (đau khí gaz ) ở người lớn.
Ở trẻ em, lá được nghiền nát trộn một ít dừa hay dầu mè đắp lên bụng nơi đau.
● Lá cách premna nghiền nát đắp lên trán và màng tang trong trường hợp đau đầu.
● Nấu sắc lá cũng được dùng :
- chữa trị bệnh lao.
● Rể được nhai và nuốt nước bọt trường hợp rối loạn tim mạch.
● Nấu sắc rể, lá, hoa và trái được sử dụng :
- làm chảy mồ hôi,
- liên quan ngực,
- và chứng đầy hơi.
● Nấu sắc đọt non được sử dụng để diệt ký sinh trùng.
● Nấu sắc lá để tắm trẻ sơ sinh, cũng được sử dụng điều trị bệnh “ bệnh tê phù ” (béri béri) .
● Dung dịch trích dùng để rửa sạch vết thương và cho trường hợp bọ ve và bọ chét.
● Lá đâm nát, đắp vào vị trí bàng quang để dể dàng đi tiểu.
Khám phá mới :
● Nấu sắc lá và ngọn hoa dùng như :
- dung dịch rửa âm đạo
- hay rửa thục bên trong âm đạo.
Đặc tính là sát trùng làm hữu ích cho làm sạch và kết hợp với những sản phẩm khác để chữa trị.
● Pito-pito : Lá premna là một trong 7 thành phần trà thảo dược ở Phi luật Tân như là : alagaw, banaba, bayabas, pandan, manga, anis và coriandre.
Pito-pito : Theo nghĩa đen là 7-7, là một sự pha trộn của 7 hạt hoặc 7 lá theo truyền thống thảo dược.
Thường chuẩn bị sẵn như là một thuốc sắc hoặc thuốc đắp lên chổ sưng và được sử dụng trong nhiều ứng dụng truyền thống dân gian :
- nhức đầu,
- sốt,
- ho,
- cảm lạnh,
- đau nửa đầu,
- hen suyễn,
- đau bụng,
- tiêu chảy ….
Các thành phần khác nhau tùy theo sự dự trử cung cấp và tùy thuộc vào mục đích dự trù sử dụng. 7 ( pito ) được xem là con số hợp lý, cần thiết để có hiệu quả tối hậu cho việc chữa trị.)
► Thấp khớp gây ra một chứng bệnh mãn tính làm tê liệt, rối loạn cơ xương, gần nhất ta thấy những chứng như phong thấp ở người, khớp viêm đa phát polyarthrite, do đó mà hiện nay rất hiếm thuốc để chữa trị hết hẳn, chỉ có giảm đau.
Ngay cả dược phẩm hiện tại được sử dụng để cải thiện các triệu chứng, chỉ cung cấp giúp đở tạm thời và cũng tạo ra những hiệu ứng phụ nghiêm trọng, như đau dạ dày chẳng hạn.
Trong hệ thống dược thảo nội địa, cây lá cách premna serratifolia, đã được biết là góp phần vào trong phương cách điều trị viêm khớp.
Theo Ayuavédique của Ấn độ, Premna serrutifolia là một dược thảo quan trọng, được biết theo từ “ Agnimantha ”, được sử dụng để chữa trị :
- như thuốc kháng sinh,
- thuốc bổ tim,
- đặc tính chống đường máu antihyperglycémique.
Cây lá cách premna serratifolia cho thấy có đặc tính :
- hoạt động chống đông máu,
- và nấu sắc lá dùng chống viêm sưng,
- và có hoạt động chống viêm khớp.
Tuy nhiên hoạt động hoạt động chống khối u vẫn chưa rõ lắm.
Ứng dụng vào thực phẩm:
Việt Nam, miền nam, lá cách là món yêu chuộng dùng làm gia vị đặc biệt cho những món ăn, như nấu canh, nhất là món gà luộc hay vịt luộc chấm nước mắm gừng thì không thể thiếu lá cách.