Tuesday, January 31, 2012

Thuốc hay từ nghệ vàng

 

Nghệ vàng còn có các tên gọi khác khương hoàng, vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau.
XEM VIDEO: CÔNG DỤNG CỦA NGHỆ
Uất kim (củ con của cây nghệ) vị cay ngọt, tính mát, làm mát máu, an thần, tan máu ứ, giảm đau. Theo Sách Đông y bảo giám, nghệ vàng có tác dụng phá huyết, hành khí, thông kinh, chỉ thống (giảm đau), chủ trị bụng chướng đầy, cánh tay đau, bế kinh, sau đẻ đau bụng do ứ trệ, vấp ngã, chấn thương, ung thũng...
Theo Nhật hoa tử bản thảo cho khương hoàng có tác dụng trị huyết cục, nhọt, sưng, thông kinh nguyệt, vấp ngã máu ứ, tiêu sưng độc, tiêu cơm.
Nghệ có tác dụng chữa nhiều bệnh
Một số bài thuốc trị bệnh có nghệ
Trị cảm cúm: Lấy củ nghệ cái (củ chính) rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng cho vào chén giã nhỏ, rồi cho ít nước sôi vào để ngâm vài phút. Sau đó gạn lấy nước uống, xác nghệ còn lại cho vào ít giấm ăn, khuấy đều rồi dùng xoa khắp người để giúp trị cảm cúm. Những trường hợp bị dính mưa, nắng biểu hiện muốn cảm cúm như người mệt mỏi, uể oải thì áp dụng cách trên cũng có thể phòng bệnh cúm.
Chữa ho: Củ nghệ tươi gọt vỏ, cắt nhiều lát mỏng. Chanh tươi gọt vỏ, cắt lát mỏng, lượng bằng với nghệ (chừng 6-7 lát). Củ gừng tươi cũng rửa sạch, cắt lát mỏng nhưng lượng bằng một nửa nghệ. 3 nguyên liệu ấy cho vào bát cùng một ít nước sôi và hai thìa mật ong (hoặc hai thìa đường phèn) rồi đem hấp cách thủy, dùng nước này uống để chữa ho rất tốt. Có thể dùng luôn cả xác càng tốt.
Chữa vết bầm tím do ngã: Phương pháp dùng nghệ chữa ho nói trên còn dùng cho cả trường hợp bị va chạm, ngã gây bầm tụ huyết, sưng, đau tức. Ngoài ra, từ xưa dân gian còn dùng phương pháp lấy củ nghệ tươi giã nát cùng phèn chua để đem xoa bóp lên vết thương, vết bầm tím do ngã cũng rất có hiệu quả.
Chữa sẹo do mụn: Những người mặt thường nổi mụn trứng cá, thường hay nặn, hay hút mụn, trên thường để lại sẹo nhỏ; hoặc các vết trầy xước để lại sẹo, vết lõm thì có thể dùng củ nghệ tươi, gọt bỏ vỏ, giã nhuyễn, hòa cùng ít nước vo gạo rồi bôi lên chỗ sẹo.
Hỗ trợ điều trị đau dạ dày: Dùng bột nghệ trộn với mật ong để hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
Theo BS Thanh Lan

Củ nghệ không chỉ có công dụng giúp liền sẹo mà còn mang lại rất nhiều tác dụng hữu ích khác đối với sức khỏe con người.
Nghệ có nhiều tác dụng hữu ích với sức khỏe con người. (Nguồn: Internet)

Trong đó đáng chú ý là bốn công dụng nổi bật của củ nghệ:

+ Giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu;

+ Giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa;

+ Giúp chống ung thư, kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng;

+ Giúp khử trùng, mau lành vết thương.

Khi sử dụng cần lưu ý phải đúng cách để nghệ phát huy hết tác dụng.

Đề phòng nguy cơ ung thư ruột: Sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn, bạn có thể giảm được nguy cơ ung thư ruột.

Hiện nay, các chuyên gia sức khỏe Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc thử nghiệm điều trị bệnh ung thư ruột bằng một loại thuốc được chế biến từ củ nghệ.

Chữa bệnh viêm khớp: Củ nghệ có tác dụng giảm đau khi bạn bị chứng viêm khớp quấy nhiễu. Cách làm rất đơn giản, đun nóng một cốc sữa, trước khi sôi, bắc xuống cho một thìa cà phê bột nghệ vào rồi khuấy đều. Mỗi ngày uống ba lần, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Khi gặp rắc rối với tiêu hóa: Nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể kích thích tiêu hóa và giải phóng ra các emzim tiêu hóa, phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo. Chính vì thế, trong trường hợp bị đau bụng, một cốc trà nghệ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt: Ăn nhiều rau xanh kết hợp với nghệ có thể ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Các nhà khoa học tại New Jersey đã chứng minh rằng, kết hợp ăn nghệ với bông cải xanh, cải xoắn, củ cải và bắp cải có thể bảo vệ bạn chống lại căn bệnh chết người này.

Đề phòng bệnh tim: Bạn có thể giảm hàm lượng cholesterol độc hại trong máu và có khả năng chống lại chứng xơ vữa động mạch bằng củ nghệ.

Giảm nguy cơ với người hút thuốc: Bằng cách “nạp” vào cơ thể 1,5g nghệ mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Cơ thể bạn sẽ giảm đáng kể các tế bào đột biến gây ung thư.

Các bằng chứng thuyết phục đã cho thấy, thậm chí những người hút thuốc lá có sử dụng nghệ cũng có thể đạt được hiệu quả bất ngờ, giảm nguy cơ ung thư.
Lê Hà/Paris (Vietnam+)

Thuốc trị bệnh phụ nữ từ rau diếp cá

Diếp cá có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh. Đối với phụ nữ, đây là một vị thuốc cực quý, đặc biệt khi kết hợp sử dụng nó với một số loại thảo dược khác.
Chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau sinh thường gặp nhiều trục trặc về sức khoẻ. Một cách đơn giản để ứng phó với các căn bệnh này là sử dụng rau diếp cá - một loại rau ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày.
Diếp cá là loại cỏ nhỏ ưa chỗ ẩm ướt, thân rễ, lá mọc cách hình tim, đầu lá hơi nhọn. Diếp cá vò nát có vị hơi chua và tanh như cá, do đó Đông y còn gọi loại cây này là “ngư tinh thảo”. Diếp cá có tính hàn, tác dụng tiêu độc mát máu, kháng viêm. Diếp cá có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh. Đối với phụ nữ, đây là một vị thuốc cực quý, đặc biệt khi kết hợp sử dụng nó với một số loại thảo dược khác.
1. Chữa kinh nguyệt không đều
Cây diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi).

Rửa sạch cây diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ, lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Cần phải uống liền 5 ngày và uống trước kỳ kinh khoảng 10 ngày.
2. Chữa viêm âm đạo
Diếp cá có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết, phế cầu khuẩn…Đồng thời diếp cá còn có khả năng ức chế đối với vi-rut Herpes Simplex (HSV) gây viêm loát sinh dục và cả HIV do diếp cá tác động trực tiếp vào vỏ bọc protein của virus. Ngoài ra, diếp cá còn diệt ký sinh trùng và nấm. Chính bởi công năng đặc biệt trên mà diếp cá đã được sử dụng hữu hiệu trong việc chữa trị các viêm nhiễm vùng kín của phụ nữ.

Bài thuốc: Cây diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ (vừa). Cho thuốc vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. Cho bệnh nhân xông hơi nóng vào vùng kín, tập trung vào vị trí bị đau, loét hoặc viêm đỏ. Sau đó, tiếp tục sử dụng nước diếp cá, bồ kết để ngâm và rửa. Lưu ý là phải rửa lại bằng nước sạch. Mỗi ngày làm một lần và cần phải thực hiện liên tục trong 7 ngày sẽ đỡ dần và khỏi.
3. Chữa bạch đới, loét cổ tử cung

  Dùng lá diếp cá tươi với lượng từ 50-100g, sắc nước ngâm rửa. Mỗi ngày thực hiện một lần khoảng 15 phút trước khi đi ngủ. Thực hiện liên tục nhiều ngày sẽ cải thiện dần tình trạng bạch đới do viêm loét cổ tử cung.
4. Chữa tiểu buốt, tiểu dắt, bí tiểu

Nhiều phụ nữ sau khi đẻ thường hay bị bí tiểu, tiểu dắt không thành bãi, tiểu buốt do niệu đạo bị chèn ép trong quá trình em bé đi qua đường sinh. Giải quyết tình trạng này có thể dùng bài thuốc gồm 30g diếp cá tươi, 15g mã đề, 15g kim tiền thảo sắc kỹ với nước, chia thành 2-3 lần uống trong ngày. Có thể bổ sung thêm vào nồi thuốc một ít rau má và râu ngô, hiệu quả đạt được nhanh hơn.
5. Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa

Phụ nữ sinh con lần đầu thường hay gặp triệu chứng tắc tia sữa gây khó khăn trong việc cho em bé bú. Nhiều trường hợp tắc tia sữa thời gian dài làm mất dần sữa, thậm chí là viêm nhiễm tuyến vú, áp-xe vú. Để đối phó với tình trạng này, nên sử dụng 30g diếp cá tươi, 20g lá cải trời rửa sạch, giã nhỏ. Sau đó dùng nước sôi để nguội vào lọc qua, lấy một bát nước uống. Cần uống 2 lần mỗi ngày và trong 5 ngày liên tiếp. Bên ngoài vú có thể dùng 2 hạt gấc, bỏ vỏ cứng giã nát, thêm một thìa dấm ăn vào tạo thành hỗn hợp bột sệt mịn, dùng để bôi lên ngực, tập trung vào khu vực bị sưng đỏ. Cần bôi mỗi ngày 3 lần và bôi liên tục trong 5 ngày liền.

Ngoài ra, có thể dùng lá diếp cá khô 20g, táo đỏ 10g, nước 600ml sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.
Lưu ý: Các bài thuốc trên chỉ hiệu quả với diếp cá tươi. Trong quá trình sử dụng cần phải rửa thật sạch diếp cá trước khi cho vào sắc uống hoặc ngâm rửa bởi diếp cá là cây thân bò dưới đất, rất dễ dính các loại khuẩn có hại cho sức khoẻ.
Theo afamily

bài thuốc thanh nhiệt từ diếp cá


XEM VIDEO: VỊ THUỐC TỪ RAU DIẾP CÁ

Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu ung thũng, lợi niệu, thanh thấp nhiệt ở đại tràng, bàng quang, thanh can sáng mắt.

Rau diếp cá.
Diếp cá là loại cây rau quen thuộc, ưa thích trong nhân dân. Có nơi gọi cây này là giấp cá, tên thuốc là Ngư tinh thảo, tên khoa học là Houttuynia cordata Thumb, họ lá giấp Saururaceae. Cây thuộc loài cỏ nhỏ, mọc lâu năm, thích hợp với những nơi ẩm ướt, thường mọc hoang hoặc được trồng làm rau ăn ở khắp nơi trên đất nước ta, nhất là những vùng phía Nam.
Diếp cá dùng tươi hoặc phơi khô để làm thuốc, thường thu hái vào mùa hè - thu. Bộ phận dùng là toàn cây rửa sạch, bỏ gốc, rễ. Thành phần hóa học theo các tài liệu của Trung Quốc: Ngư tinh thảo chứa tinh dầu, có quercetin, quercetrin, flavonoide, các chất kháng khuẩn dùng hiệu quả trong những trường hợp cơ thể đã quen thuốc kháng sinh (nhờn kháng sinh).
Theo Đông y diếp cá vị cay, chua, tính hàn; quy vào ba kinh, phế, đại trường, bàng quang.
Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu ung thũng, lợi niệu, thanh thấp nhiệt ở đại tràng, bàng quang, thanh can sáng mắt. Dùng điều trị các bệnh phế nhiệt, phế ung, phế có mủ, viêm khí quản, ho ra máu, sốt cao, viêm họng, các trường hợp tiết tả, thoát giang, viêm bàng quang, đau mắt đỏ, nhiều dử, mắt viêm nhiễm. Liều dùng 12-20g khô hoặc 20-40g tươi.
Một số bài thuốc có vị diếp cá:
Bài 1: Trị phế ung, phế có mủ (abcese phổi), nôn ra máu dùng diếp cá, thiên hoa phấn, trắc bách diệp lượng bằng nhau mỗi thứ 20g, sắc uống.
Bài 2: Trị viêm phổi, viêm phế quản, sốt cao: diếp cá 16g, hậu phác 12g, liên kiều 16g, tang chi 36 g. Sắc uống.
Bài 3: Trị bệnh tả lỵ dùng diếp cá 24g, sơn tra thán 8g, sắc lấy nước thêm chút đường để uống đến khi hết bệnh.
Bài 4: Trị các trường hợp trĩ sang: Diếp cá sắc lấy nước, hòa rượu uống, dùng bã xông rửa nếu có mủ sẽ nhanh vỡ, chưa có mủ thì tự tiêu dùng vài thang liền.
Bài 5: Trường hợp lòi dom, trĩ ngoại: diếp cá tươi giã nát đắp, kết hợp sắc lấy nước xông rửa vết đau.
Bài 6: Chữa mụn nhọt, sưng độc dùng diếp cá nghiền thành bột, hòa với mật ong đắp, nếu chưa có mủ thì tiêu, có mủ thì nhanh bài tiết mủ.
Bài 7: Trường hợp bàng quang thấp nhiệt dẫn đến bí tiểu, đái buốt, đái dắt dùng diếp cá, bông mã đề, bạch mao căn, râu ngô, mỗi thứ 12g.
Nếu sỏi ở niệu đạo dùng diếp cá 40g, xa tiền tử 20g, kim tiền thảo 40g, sắc uống.
Bài 8: Trường hợp viêm họng, sốt cao dùng diếp cá sắc đặc, ngậm một lúc rồi uống, ngày 2-3 lần.
Bài 9: Chữa đau mắt đỏ, viêm nhiễm nhiều dử, nhất là do vi khuẩn mủ xanh gây nên, dùng diếp cá tươi sắc uống trong, bã gói vào gạc sạch đắp bên ngoài sẽ nhanh khỏi

Vị thuốc từ rau mồng tơi


   

Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng... Dùng mồng tơi chữa táo bón, đái dắt, kiết lỵ, làm đẹp da... vô cùng hiệu quả.


Loại rau tốt cho người tiểuđường
Rau mồng tơi giúp thải chất béo nên rất tốt cho người có mỡ và đường máu cao.
Trị núm vú sưng
Dùng rau mồng tơi giã nát đắp chữa vú sưng, nứt, giải độc.
Trị táo bón
Ăn rau mồng tơi hàng ngày giúp nhuận tràng rất tốt. Nếu bị táo bón có thể dùng bài thuốc sau: Lấy 500g mồng tơi cho mắm muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày làđại tiện sẽ thông.
Trị đái dắt
Rau mồng tơi sắc nước uống trong ngày có thể trị được bệnh đái dắt.
Trị tiểu buốt
Hái lá mồng tơi từ sáng sớm lau sạch cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước sôi để nguội cho vài hạt muối rồi uống. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗbàng quang) chỉ sau vài lần là khỏi.
Tăng sữa cho sản phụ sau sinh
Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt.
Làm đẹp da
Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.
Trị vết thương, trị đau nhức xương khớp
Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.
Chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộlòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.

Bài thuốc từ cây rau dền


Rau dền có tác dụng chữa bệnh táo bón, huyết áp cao, nhức đầu, chóng mặt, nóng phừng mặt,...
Rau dền có nhiều loại. Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, dền canh; đặc điểm là thân mọng nước, nấu chóng nhừ, nấu canh thì ngon hơn. Loại lá bé có màu xanh là dền trắng, dền xanh hay dền cơm. Rau dền gai mọc hoang.

Rau dền giàu vitamin A, B, C, PP và chứa gần 10 acid amin cần thiết.
Loại rau này tính lạnh, dễ gây đi ngoài (nhất là loại tía), nên không dùng cùng với các thức ăn có tính lạnh như tiết, ba ba.
Cây dền tía

Được thổ dân châu Mỹ sử dụng từ 8.000 năm trước, đến nay cây này đã được trồng trên các cánh đồng hàng trăm nghìn hecta. Ở Mỹ có hàng nghìn điền chủ trồng cây dền và đây là một trong 40 loại thức ăn thông dụng. Thân và lá thường làm thức ăn luộc, nấu canh.

Dền tía vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, sát trùng, trị nọc ong, rắn rết, dị ứng mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm gan vàng da. Để chữa bệnh hậu sản, dùng dền tía nấu canh hoặc xay lấy nước nấu cháo. Đắp ngoài chữa sơn ăn mặt.

Để phòng chữa dị ứng, giảm tác hại của xạ trị, phóng xạ, lấy rau này thái nhỏ, đun sôi 300 ml nước rồi cho và; khi sôi lại thì cho 50 g gan heo thái miếng đã được ướp gia vị và xào với tỏi sẵn. Nếu phòng bệnh thì ăn 2-3 lần/tuần, còn chữa trị thì ngày một lần, kỵ tiết canh.

Rễ cây được dùng làm thuốc chữa sốt xuất huyết, nôn. Các nhà khoa học Nhật dùng các sản phẩm của dền tía để tẩy rửa chất phóng xạ, dầu hạt dền chữa nhiễm chất phóng xạ.

Rau dền cơm

Loại này luộc xào, nấu canh ngọt hơn dền tía; làm thuốc tương tự dền tía, như lợi tiểu, chữa viêm bàng quang.

Để chữa bệnh táo bón, huyết áp cao, nhức đầu, chóng mặt, nóng phừng mặt, lấy 250 g dền cơm luộc sôi 3 phút, vớt ra trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn với cơm.

Hạt dền cơm có vị ngọt tính lạnh. Để mát gan, trừ phong nhiệt, chữa mắt kém, dùng bài thuốc: Bột hạt dền uống với nước sắc hạt muồng ngủ (thảo quyết minh) 12 g. Để lợi tiểu, dùng nước sắc hạt dền 20 g. Hạt dền còn có ích cho khí lực, thông đại tiểu tiện, trừ giun đũa.

Rau dền gai

Chỉ dùng lá nấu canh hoặc dùng như các rau dền khác, thêm tôm hoặc thịt. Có người thích loại này vì nó có mùi vị đậm đặc biệt. dền gai luộc chấm vừng cũng là món ăn ngon bổ, phòng chữa các bệnh đường ruột.

Lá dền gai giã nát, thêm nước, chắt nước uống, đắp bã để chữa rết cắn, ong đốt lở ngứa. Toàn cây cây chứa nhiều muối kali nên lợi tiểu, chữa sốt. Lá dền gai chữa viêm phổi, lỵ, giã nát đắp chữa bỏng, nhọt mưng mủ
(Sưu tầm)

Thuốc hay từ rau muống




Theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường.
Rau muống là loại thực phẩm gắn liền với cuộc sống của mỗi gia đình người Việt. Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ khoai lang, có tài liệu gọi là họ bìm bìm (Convolvulaceae).
Theo kết quả phân tích của y học hiện đại, trong 100g rau muống có: 78,2g nước, 85mg canxi, 31,5mg phốt pho, 20g vitamin C và một hàm lượng nhỏ protein, sắt, vitamin B2, caroten, axít nicôtíc, đặc biệt trong giống rau muống đỏ chứa một chất giống như insulin nên đối với người mắc bệnh đái tháo đường ăn thường xuyên rau muống đỏ là rất tốt…

Còn theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc của nấm độc, cá, thịt độc, khuẩn độc, hoặc độc chất do côn trùng, rắn, rết cắn…
Một số bài thuốc từ rau muống mà dân gian vẫn thường dùng:

Trị trẻ nóng nhiệt ra mồ hôi mùa hè: Rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.
Thanh nhiệt lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, cúc hoa 12g, đun sôi 20 phút lọc lấy nước (có thể cho chút đường hòa vào cùng uống trong ngày).Thuoc hay tu rau muong
Chữa kiết lỵ: Lấy 400g cọng rau muống tươi, vỏ quýt khô lâu năm một ít, nấu nhỏ lửa trong nhiều giờ, lấy nước uống trong ngày.
Trị tiểu đường: Rau muống đỏ 60g, râu ngô 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống một thời gian dài.
Trị bệnh trĩ: Lấy 100g rau muống nấu nhừ gạn lấy nước, cho 120g đường trắng, nấu lên thấy sánh như kẹo mạch nha lấy uống, ngày hai lần, mỗi lần 100g…
Gần đây, y học hiện đại còn chứng minh, rau muống cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C, A…, những người cao tuổi ăn rau muống ngày hai bữa có não trẻ hơn 5 năm và ít bị suy giảm tinh thần hơn 40% so với những người ăn ít rau muống

Vị thuốc từ Rau càng cua

Rau càng cua là loại rau hoang dại, mọc nhiều nơi, ăn sống hơi chua giòn ngon, rất có giá trị về dinh dưỡng. Theo Đông y, rau có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện.


Rau càng cua
Đặc điểm của rau càng cua
Càng cua tên khoa họcPeperomia peliucida, ưa mọc nơi đất ẩm, mương rạch, vách tường khắp nơi ở nước ta, cao khoảng 20 - 40cm. Càng cua thường được người dân hái làm rau tươi bóp giấm, đặc biệt món rau ăn sống với ếch chiên, thịt bò xào tái, lươn om, ăn ngon lạ miệng, bổ mát… Trong 100g rau càng cua chứa 92% nước, phosphor 34mg, kali 277mg, canxi 224mg, magiê 62mg, sắt 3,2mg carotenoid 4.166 UI, vitamin C 5,2mg, cung cấp cho cơ thể 24 calori.

Rau càng cua chứa nhiều chất vitamin C, carotenoid, là chất có vai trò tăng khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch, bệnh về mắt, tăng cường sức mạnh cơ bắp, mau lành vết thương, giải nhiệt độc cơ thể… Đây là rau chứa nhiều chất phosphor, canxi là chất có vai trò quan trọng giúp trẻ em phát triển bộ xương, ngăn ngừa còi xương và chữa loãng xương người lớn. Rau chứa nhiều chất sắt, ăn rất tốt cho người thiếu máu do thiếu sắt. Rau còn chứa nhiều kali là chất rất cần cho sự hoạt động bình thường của cơ tim, sử dụng rất tốt cho bệnh tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, càng cua giàu chất magiê cũng là chất có vai trò chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp, và loãng xương. Càng cua là loại rau ít năng lượng, rất thích hợp cho người thừa cân nóng nhiệt.
Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện, là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng phế nhiệt miệng khô khát, chứng huyết nhiệt sinh mụn nhọt lở ngứa, chứng vị nhiệt sinh táo bón, chứng thận hư âm hư, bàng quang nhiệt tiểu buốt gắt, và chữa chứng đau mỏi cơ khớp do phong nhiệt.

Một số món ăn bài thuốc dùng rau càng cua
- Chữa phế nhiệt, viêm họng khô cổ khan tiếng: rau càng cua rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống ngày 50 - 100g.
- Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường) có kèm chứng miệng khô khát, táo bón: rau càng cua rửa sạch 100g bóp giấm, chanh, thịt ếch chiên bột 100g ăn tuần vài lần.
- Chữa thiếu máu: rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn vài lần.
- Chữa tiểu gắt, tiểu khó: rau càng cua ăn sống hoặc nấu nước uống ngày 150 - 200g.
- Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g.
- Chữa nhiễm trùng đầu ngón tay (chín mé): rau càng cua 100 - 150g sắc uống trong, bã đắp ngoài.
- Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.
Có người còn cho rằng, ăn rau càng cua làm người mát, bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.
Rau càng cua là rau ngon giòn, bổ mát, lạ miệng, là nguồn bổ sung nhiều vitamin vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau có tính hàn, người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.

Việt Báo (Theo SK&ĐS)

Bài thuốc từ rau má

(Suc khoe) - Rau má là cây thuộc thảo, mọc hoang ở những nơi đất ẩm. Rau má thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, có thể ăn dưới dạng sống để khai vị, trước bữa ăn, có thể ăn luộc hoặc nấu canh... ép lấy nước để giải khát, nhất là trong mùa hè, nắng nóng. Ngoài giá trị làm thực phẩm, rau má có thể sử dụng để làm thuốc, chữa một số chứng bệnh, như sau:

Chữa trúng thử, say nắng, say nóng: Lấy khoảng 100g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm chút muối ăn, quấy đều cho uống. Có thể kết hợp rau má với lá sen tươi, cỏ nhọ nồi tươi, mỗi thứ 100g, rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, vắt lấy dịch, thêm chút muối ăn, quấy đều cho uống. Ngoài ra có thể dùng rau má dưới dạng chè để giải nhiệt hàng ngày: rau má, vỏ đậu xanh, đậu ván trắng, mạch môn, mỗi vị 12g, sinh địa 10 g, sa sâm, lá tre (tươi) mỗi vị 8 g, cam thảo 4 g, ngày 1 thang, dưới dạng hãm.
Chữa rôm sẩy, mẩn ngứa: Hàng ngày ăn rau má tươi, hoặc giã nát vắt lấy nước uống, nếu trẻ nhỏ, có thể thêm chút đường hoặc mật ong cho dễ uống.
Chữa ho khan, ho lâu ngày, ho thể nhiệt: Rau má tươi 100g, rửa sạch vắt lấy dịch cho uống; có thể dùng 40g rau má (khô) phối hợp với bạc hà, cóc mẳn, mỗi vị 16g, bách bộ, mạch môn, mỗi vị 12g, cam thảo 8g. Sắc uống, ngày một thang. Uống liền 1-2 tuần.
Chữa đau bụng tiêu chảy, rau má khô: (sao vàng) 10g, bạch biển đậu 12g, hoắc hương, hương phụ, hạt mã đề, mỗi vị 8g, sa nhân 3g, gừng tươi 2g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Chữa viêm loét dạ day, tá tràng, rau má (khô) 12g, đảng sâm 16g, hoài sơn, ý dĩ, kê huyết đằng, cam thảo dây, hà thủ ô đỏ, đỗ đen (sao), mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Chữa viêm bàng quang cấp, rau má 10g, bồ công anh 20g, mã đề 16g, thài lài tía, chi tử, râu ngô, mộc thông, cam thảo dây, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Chữa viêm gan vàng da, rau má (tươi) 100g, nhân trần 30g, chi tử 12g, vàng đắng 6g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Gần đây rau má được bào chế dưới dạng thuốc mỡ để chữa bỏng có hiệu quả tốt, giúp cho vết thương phát triển tổ chức hạt và lên da non nhanh chóng.
Tuy nhiên, trong khi sử dụng, cần phân biệt một số dược liệu mang tên Rau má, sau đây:
- Rau má lông (Glechoma hederacea L.), họ bạc hà (Lamiaceae), mọc hoang ở vùng núi Tam Đảo, Lào Cai, Lạng Sơn... Cây có thân vuông, cao độ 10-30 cm. Lá tròn, có răng cưa giống lá rau má. Khi vò có mùi thơm. Rau má lông được dùng chủ yếu để chữa sỏi niệu quản, sỏi mật, sỏi ống dẫn mật, viêm thận, phù thũng, hoặc các trường hợp khí hư bạch đới, chữa kinh nguyệt không đều, ngày 12- 16g, dưới dạng thuốc sắc
- Rau má lá to (Hydrocotyle nepalensis Hook.). Cây có lá giống lá rau má, cao độ 20-30 cm, hoa nhỏ, mầu trắng. Cây dùng làm dược liệu trị ho, hen, khí hư bạch đới, viêm gan.
- Rau má mỡ (Hydrocotyle sibthorpioides Lam.). Lá giống lá rau má, song có kích thước nhỏ hơn. Mặt trên lá nhẵn bóng, giống như láng một lớp mỡ. Hiện được sử dụng toàn cây để trị viêm gan vàng da, viêm gan virut, xơ gan, viêm họng, cảm sốt, ngày 20 - 40g, dưới dạng nước sắc.
Ngoài các loài rau má nói trên, còn có một số cây khác cũng mang tên rau má: Cây rau má lá rau muống trị ngứa lở, ung nhọt, đau mắt đỏ, đau họng... rau má núi trị tiêu thũng, hút mủ. Rau má nước trị đau bụng, tê thấp, rau má ngọ trị mụn nhọt, rắn cắn, rau má vĩ (rong mơ) trị bướu cổ, thủy thũng.










(Theo suckhoedoisong)

Bài thuốc hay từ rau má

Rau má và rễ rau muống biển giã nát có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt. Cây rau má tươi sắc lấy nước cũng có thể trị ho.
Rau má - thuộc họ hoa tán. Cây thảo sống nhiều năm, mọc là là trên mặt đất và có lá tròn tròn như gò má của con người, do đó mà thành tên cây. Dân gian thường dùng rau má để ăn sống, muối dưa, luộc chín hoặc nấu canh ăn, 100g rau má cung cấp cho cơ thể 21 kcalo.
Rau má còn là vị thuốc thông dụng, có vị ngọt tính mát, có tác dụng chống nhiễm trùng, chống độc giải nhiệt và lợi tiểu.
Rau má xay nhuyễn vắt lấy nước cốt, pha với nước dừa xiêm là một thứ nước giải khát rất bổ. Ở một số nơi, người ta thường sử dụng nước rau má dưới dạng nước sinh tố như các thứ quả cây.
Rau má thường dùng trong các trường hợp sau:
- Giải nhiệt, làm xuất được chứng nóng nảy, bứt rứt trong người, trị trẻ em nóng sốt dữ dội, lên kinh phong (trong uống, ngoài xoa), chữa ngứa lở mụn nhọt, giảm sưng, đỡ đau (uống trong, đắp ngoài).
- Giải độc, do ăn nhầm phải lá ngón, nấm độc, thạch tín hoặc do say sắn. Dùng 250g rau má và rễ rau muống biển (250g), giã nát, hòa nước sôi uống.
- Cầm máu khi chảy máu chân răng, chảy máu cam, thổ huyết, đi tiểu ra máu, đi tiêu ra máu vì bệnh kiết lỵ, phụ nữ bị băng huyết. Thường dùng 30g rau má, 15g cỏ nhọ nồi, lá trắc bá, sao sắc nước uống.
- Trị ho, giã cây tươi, lấy dịch uống hoặc sắc nước uống.
- Trị khí hư bạch đới, đàn bà, con gái đau bụng lúc có kinh, dùng rau má phơi khô tán thành bột uống; mỗi sáng dùng 2 thìa cà phê bột.
- Viêm hạnh nhân, dùng rau má tươi giã nhuyễn lấy nước cốt, hòa ít dấm, uống từ từ.
- Trị đái buốt, đái dắt, dùng rau má tươi giã nhuyễn, chắt nước cốt uống.
- Làm thuốc lợi sữa: có thể ăn rau má tươi hoặc luộc, nếu luộc thì phải dùng cả nước luộc mới có tác dụng.
Người ta đã chế biến rau má thành những dạng cao làm vết thương sớm lành da, liền sẹo (vết thương phần mềm). Tuy nhiên, với những người tì vị hư hàn, thường đi đại tiện lỏng, không nên dùng nhiều vì rau má có tính mát lạnh...
Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống

Rau má chữa cảm sốt, tiêu chảy
Theo Đông y, rau má có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thuỷ, lương huyết, thường dùng chữa viêm họng, ho, tiêu chảy, mụn nhọt...







Cây rau má mọc hoang khắp nơi, dọc bờ sông, bờ ruộng, hàng rào, ven đường, bãi cát. Dùng toàn cây phần trên mặt đất, thu hái quanh năm đem về rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô. Dùng 15 - 25g cây khô (hoặc 30 - 60g tươi) sắc uống. Dùng ngoài nấu nước rửa, giã đắp.
Trong dân gian, thường dùng toàn cây tươi, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sắc uống để chữa ho lâu ngày hoặc ho lao và chữa sốt. Nước sắc dùng nhỏ mắt chữa đau mắt, nhỏ vào tai bị viêm, rửa mụn nhọt. Có nơi dùng ăn như rau, vị đặc biệt, hơi chua và hơi đắng.
Canh rau má nấu xương
Chữa cảm sốt, viêm đường hô hấp trên, đau họng, lở miệng: Rau má 30 - 50g tươi hoặc 15 - 30g khô sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 3 lần uống/ngày hoặc ngậm và nuốt từ từ. Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn.
Chữa mụn nhọt: Dùng 50 - 100g tươi nấu nước rửa hàng ngày. Bên ngoài dùng lá tươi và hoa giã nhỏ đắp vào chỗ bị mụn nhọt.
Ho lâu ngày: Rau má 30g, mộc hồ điệp 10g, nga bất thực thảo 20g, sắc với 500ml nước còn 100ml chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục 10 - 30 ngày.
Chữa viêm thận cấp: Rau má 15g, lã diễn 15g, xa tiền thảo (mã đề) 12g. Sắc lấy nước uống, chia 3 lần trong ngày.
Viêm đường tiết niệu: Rau má 40g, mã đề 30g, dây bòng bong 30g, cây chó đẻ 20g. Sắc uống 7 - 10 ngày.
Chữa tiêu chảy: Rau má 12g, lá ổi 12g, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa chín mé (sưng buốt đầu ngón tay): Hái một nắm rau má tươi, giã nát, đắp lên chỗ sưng đau, băng cố định lại.
Chú ý: Phụ nữ có thai không nên dùng.